Trường Mầm non Thanh An

https://mnthanhan.dautieng.edu.vn


Bài tuyên truyền Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm

PHẦN MỘT:
  1. MỞ ĐẦU
Trong hệ thống Giáo dục quốc dân, Giáo dục mầm non là bậc học, là nền móng đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn lực con người. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo.
Bác Hồ đã nói: Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ít. Cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và của con người nói chung, cảnh quan sư phạm trong nhà trường là điều kiện, là yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 theo công văn hướng dẫn số 08/PGDĐT ngày 14/3/2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở GDMN; trường mầm non Thanh An xác định việc thực hiện chuyên đề là nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học, là việc thực hiện đổi mới trong công tác quản lý và các hoạt động GDMN phù hợp điều kiện thực tế của địa phương của đơn vị, phù hợp khả năng và đáp ứng nhu cầu cho tất cả trẻ có cơ hội vui chơi học tập bằng nhiều hình thức khác nhau.
Và yếu tố quan trọng nhất không thể thiếu trong việc xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là xây dựng một trường học thân thiện, trẻ được học trong một môi trường tâm lý xã hội tốt, ở đó không những có cô, có bạn mà có cả những mối quan hệ , giao lưu gần gũi thân mật, vui chơi an toàn, hấp dẫn đối với các cháu, giúp các cháu thực sự cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
PHẦN HAI: NỘI DUNG
  1. THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG MẦM NON THANH AN
  1. Vài nét về đặc điểm địa phương:
Thanh An cách Thị trấn Dầu Tiếng 11km, tổng diện tích 5857 ha, phía đông giáp xã An Lập, phía Tây giáp sông Sài Gòn, phía Nam giáp xã Thanh Tuyền, phía Bắc giáp Thị Trấn Dầu Tiếng. Dân số toàn xã 10.755 người với 2.775 hộ dân chia thành 8 ấp. Đời sống nhân dân tương đối ổn định nghề nghiệp đa dạng phong phú, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, công nhân cạo mủ thuộc Công ty TMHH MTV Cao su Dầu Tiếng, một số ít buôn bán và cán bộ công chức Nhà nước. Địa bàn tương đối rộng, phương tiện giao thông đi lại thuận tiện.
 Với những đặc điểm trên của địa phương cùng với đường lối và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã được cụ thể hóa bằng các chính sách của Chính quyền, địa phương về đường lối phát triển kinh tế trên toàn xã nên trong những năm gần đây đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân trong xã được nâng lên rất nhiều.
 Từ những vấn đề nêu trên nhân dân xã Thanh An đã nhận thức và hiểu rõ hơn, ngày càng quan tâm chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, kết hợp tốt với nhà trường giáo dục con em, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một bộ phận rất nhỏ con em nông dân bố mẹ chưa quan tâm lắm đến việc học hành của con mình.
2. Khái quát về trường Mầm non Thanh An:
Trường Mầm non Thanh An thuộc phòng Giáo dục Đào tạo huyện Dầu Tiếng, Sở Giáo dục Đào tạo Bình Dương. Trường Mầm non Thanh An hiện nay thuộc  ấp Cỏ Trách - xã Thanh An - huyện Dầu Tiếng - tỉnh Bình Dương, năm 1977 trường chỉ là một tổ mẫu giáo có 2 lớp, đến năm 1984 có 5 lớp, ghép chung với trường Tiểu học Thanh An, sau đó được tách ra và thành lập trường Mẫu giáo Thanh An năm 1998 theo quyết định số 1736/QĐ-UB ngày 1/08/1998, của UBND huyện Bến Cát, đến năm 2003 tách huyện trường trực thuộc huyện Dầu Tiếng quản lý theo quyết định số 40/2003/QĐ-UB ngày 16/04/2003, của UBND huyện Dầu Tiếng, lúc này trường hoạt động một buổi, đến năm 2001 trường tổ chức bán trú, đúng theo điều lệ mầm non năm 2000. Qua  nhiều năm hoạt động cùng với sự phát triển của xã nhà, năm học 2014 -2015 trường xây dựng và đưa vào sử dụng với quy mô đầy đủ các trang thiết bị phục vụ tốt cho việc chăm sóc giáo dục trẻ và đổi tên là trường Mầm non Thanh an theo quyết định số 2533/QĐ-UBND ngày 4 tháng 11 năm 2014 của Uỷ Ban Nhân dân huyện Dầu tiếng.
Năm học 2019- 2020 số trẻ ra lớp đạt 243/135 nữ/ 9 nhóm lớp, trong đó 1nhóm trẻ: 22/14 nữ, 02 lớp Mầm: 46/19 nữ, 03 lớp Chồi: 83/44 nữ và 03 lớp Lá: 89/47 nữ.
Được sự quan tâm nhiệt tình của Chính quyền, địa phương, của lãnh đạo Phòng giáo dục Đào tạo huyện Dầu tiếng và sự quan tâm nhiệt tình của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có ý thức và trách nhiệm cao trong mọi hoạt động của nhà trường, số lượng cán bộ giáo viên công nhân viên trong toàn trường là 34.
Phát huy truyền thống tốt đẹp của xã nhà là một xã anh hùng vì vậy mà trường Mầm non Thanh An trong thời gian qua không ngừng vươn lên để giữ vững và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Trong suốt 5 năm liền trường đạt danh hiệu LĐTT  do UBND huyện khen tặng, danh dự đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào ngày 25 tháng 9 năm 2015.
3. Về đội ngũ giáo viên và trình độ đào tạo tại trường Mầm non Thanh An :
3.1. Đội ngũ giáo viên:
Toàn trường có 33 cán bộ giáo viên, nhân viên (trong đó: BGH có 03, 12 nhân viên, 18 giáo viên). Đảm bảo định biên  là 2 giáo viên/lớp, số lượng giáo viên đảm bảo theo Điều lệ trường mầm non.
3.2. Về trình độ đào tạo:
- Đại học: 08 (02CBQL, 05 giáo viên)
- Cao đẳng: 08 (01 CBQL, 07giáo viên)
- 12+2: 05 (giáo viên)
- Trình độ khác: 12 (BV, CD, KT, VT, YT, NVPV)
 3.3. Về Công tác Đảng:
 Trường có Chi uỷ riêng. Tổng số đảng viên trong Chi uỷ 10/10nữ. Trong đó
chính thức là: 09 đồng chí, 01 dư bị.
  • Đảng viên là CBQL: 02
  •  Đảng viên là giáo viên: 06
  •  Đảng viên là nhân viên: 02.
Hàng năm Chi bộ nhà trường đạt chi bộ trong sạch vững mạnh, công tác phát triển đảng viên hàng năm đạt chỉ tiêu: 01 đảng viên/năm.
Tuy nhiên công tác xây dựng, cải tạo  môi trường theo chuyên đề “ Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đơn vị gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
III- THUẬN LỢI- KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi :
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đảng ủy, UBND xã Thanh An, và đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát tận tình của bộ phận mầm non, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Dầu Tiếng trong các hoạt động của nhà trường
- Trường Mầm non Thanh An vinh dự đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào ngày 25 tháng 9 năm 2015.
- Hội cha mẹ học sinh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động, phong trào của nhà trường.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện đầy đủ đáp ứng yêu cầu công tác chăm sóc nuôi dững và giáo dục trẻ tại đơn vị.
- Ban giám hiệu đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
- Cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên luôn có tinh thần học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vận dụng những kiến thức học hỏi được vào công tác quản lý và giảng dạy.
- Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đa số giáo viên ở tại điạ phương, có nhiều kinh nghiệm, có quyết tâm cao, có sự nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp giáo dục trẻ. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp
vụ và năng lực sư phạm cho bản thân.
2. Khó khăn :
- Khuôn viên nhà trường rộng nhưng ít cây xanh, bóng mát, hoa kiểng.
- Công tác xã hội hóa tại đơn vị chưa cao.
- Trang trí, tạo môi trường trong và ngoài của một số lớp chưa được đẹp, chưa sáng tạo…
Đơn vị đã triển khai và chỉ đạo một số giải pháp như sau:
  • Rà soát điều kiện của nhà trường theo yêu cầu của tiêu chí trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề.
  • Đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị, môi trường giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; phối hợp cùng phu huynh học sinh và các ban ngành địa phương.
  • Lựa chọn lớp Chồi 1 làm lớp điểm triển khai thực hiện chuyên đề.
  • Tập huấn BDCM cho CBGVNV nắm bắt thực hiện; tạo điều kiện cho CBGVNV tham gia tập huấn các lớp do cấp trên triệu tập.
  • Kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện chuyên đề.
  • Tổng kết chuyên đề và khen thưởng.
Một số lưu ý khi xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm phải đảm bảo các tiêu chí:
  • Về môi trường giáo dục.
  • Xây dựng kế hoạch đảm bảo theo quy định cấp trên: phù hợp nhà trường, phù hợp nhận thức của trẻ.
  • Tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp trường, lớp, trẻ.
  • Đánh giá sự phát triển thực hiện của trẻ.
  • Phối hợp giữa nhà trường, phụ huynh và cộng đồng.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp: Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực trong đơn vị.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập Ban xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực, với nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ trong năm học. Đạt thành tích cao trong các phong trào do ngành, địa phương và nhà trường phát động.
Ban chỉ đạo xây dựng giải quyết vấn đề về cơ sở vật chất và cảnh quan sư phạm, đồng thời Ban chỉ đạo còn làm nhiệm vụ tuyên truyền đến đội ngũ và cha mẹ học sinh về về mục đích, ý nghĩa, biện pháp thực hiện của việc xây dựng cảnh quan môi trường như thế nào? Từ đó giúp cho công tác vận động xã hội hoá để đầu tư xây dựng, cải tạo cảnh quan môi trường trong nhà trường được sự hưởng ứng vào cuộc của phụ huynh đạt hiệu quả.
Việc thành lập Ban chỉ đạo trong đơn vị đã giúp cho Hiệu trưởng triển khai thực hiện kế hoạch từng bước theo định hướng chung của nhà trường sát thực tế, có hiệu quả và đi vào chiều sâu.
2. Biện pháp: Khảo sát tình hình thực tế của nhà trường về điều
kiện cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm môi trường.

Đây là giải pháp quan trọng nhằm giúp cho hiệu trưởng có cơ sở thực tế để lập kế hoạch đầu tư, xây dựng và cải tạo môi trường sao cho phù hợp với nhà trường, địa phương và phù hợp với trẻ. Qua khảo sát tình hình thực tế tại đơn vị
của Hiệu trưởng cùng với Ban chỉ đạo đã thu thập được thông tin như sau:
Trường được xây dựng và đặt ở ngay trung tâm xã nhà, thuận lợi cho phụ huynh đưa con em đến trường,
Đảng bộ chính quyền địa phương quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Luôn quan tâm đến công tác đầu tư xây dựng nhà trường về mọi mặt nhất là công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình có trách nhiệm, tạo niềm tin trong phụ
huynh. Nhà trường được đầu tư xây mới khang trang, đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho các cháu vui chơi học tập tại đơn vị.

Tuy nhiên:
+ Diện tích tổng thể của trường rộng môi trường bên ngoài thiếu nhiều mảng xanh, cây xanh bóng mát, thảm cỏ… chưa có sự đầu tư.
+ Khuôn viên bên ngoài nhà trường chưa có vườn hoa, vườn rau cho trẻ tham quan chăm sóc.
+ Công tác xã hội hóa trong đơn vị chưa được sự hưởng ứng cao.
+ Các góc thiên nhiên của một số lớp chưa phong phú cây kiểng, trang trí bên trong còn hạn chế.
+ Các phòng học chức năng: Âm nhạc, thể chất được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, tuy nhiên việc trang trí chưa phù hợp
+ Khu hành chánh: Gồm các phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, văn phòng nắng chưa đảm bảo về buổi chiều.Việc trang trí, bố trí cây kiểng tạo khuôn viên đẹp gần giũ còn hạn chế tính thẩm mĩ chưa cao.
+ Khu vui chơi ngoài trời cây xanh chưa đạt yêu cầu. Sân còn nắng
ít cây xanh.

+ Khu phòng học Khối chồi bị nắng chiếu trực tiếp vào làm ảnh hưởng đến trẻ. Với tình hình thực tế về cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế như trên là cán bộ quản lý tôi phải đầu tư nghiên cứu triển khai thực hiện việc cải tạo xây dựng cảnh quan môi trường như thế nào cho phù hợp là vấn đề tôi quan tâm nhất.
3. Biện pháp: Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch thực hiện
Xây dựng kế hoạch là việc làm rất cần thiết để thực hiện một công việc nào đó. Là một cán bộ quản lý việc xây dựng kế hoạch để làm việc lại càng cần thiết hơn. Chính vì vậy muốn thực hiện có hiệu quả và đạt chất lương cao trong công tác cải tạo xây dựng cảnh quan nhà trường, trước hết bản thân tôi phải xây dựng kế hoạch thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Khi xây dựng kế hoạch cần phải bám sát những vấn đề sau:
Bám sát vào phương hướng nhiệm vụ năm học 2019-2020 do cấp trên chỉ đạo và dựa trên kế hoạch năm học nhà trường.
Dựa vào các văn bản chỉ đạo về thực hiện các phong trào thi đua, chuyên đề trọng tâm của năm học.
Dự vào tình hình thực tế của đơn vị.
Căn cứ vào kết quả cuả năm học trước, qua khảo sát tình hình thực tế rút ra được mình cần thực hiện việc nào trước, việc nào sau, thiết kế cải tạo môi trường các khu vực trong nhà trường như thế nào cho phù hợp để khắc phục những tồn tại của năm học trước.
Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch giúp Ban chỉ đạo chúng tôi định
hướng được những nội dung những công việc cần triển khai, từng bước thực
hiện đó là làm những công việc cụ thể nào? Theo lộ trình nào? Làm ra sao?
Cùng với kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường là một trong 5 tiêu chuẩn cần đầu tư để tiến tới đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Để việc lập kế hoạch được cụ thể, sát tình hình thực tế, trên cơ sở kết quả khảo sát của Ban chỉ đạo, tôi lập kế hoạch thực hiện đi sâu vào những nội dung:

Chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục, nhận thức trong đội
ngũ, học sinh và cha mẹ học sinh.

 Lên kế hoạch dự trù kinh phí cho việc sửa chữa, mua sắm, cải tạo môi trường như: vẽ tường, mua chậu hoa, kệ lớp...
Việc cải tạo cảnh quan sư phạm cần tập trung: Quy hoạch sắp xếp lại
các bồn hoa, ô cỏ, cây cảnh, quy hoạch và trồng bổ sung cây bóng mát.
          Vận động xã hội hoá từ các cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong toàn đơn vị tặng hoa cây kiểng, cây xanh, phân bón, hạt giống, nguyên liệu phế phẩm từ các bình chay nhựa…

Thực hiện cải tạo góc thiên nhiên các lớp, bổ sung các đồ dùng trang trí, chậu hoa, cây cảnh, kệ…
Sử dụng và bảo quản, giữ gìn tài sản nhà trường.
Lao động tập thể tổng vệ sinh sân trường hàng tháng, vệ sinh lớp học vào chiều thứ sáu hàng tuần….
Thực hiện trang trí bên trong và ngoài  lớp học với nhiều mảng xanh, thân thiện…
         Vd: Tháng 5/2019

Hiệu trưởng cùng phối hợp Ban chỉ đạo tổ chức đi khảo sát kiểm tra tình hình cơ sở vật chất nhà trường và các lớp học để nắm bắt, sau đó trong phiên họp Sư phạm nhà trường cuối năm học, Ban chỉ đạo sẽ tiếp nhận và xem xét các ý kiến đề xuất và các giải pháp thực hiện trong năm học mới, để dự trù kinh phí thực hiện.
Vd: Tháng 6-7-8/2019
Tiến hành mua sắm, sửa chữa, cải tạo môi trường bên ngoài nhà trường. Bố trí sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ngoài trời, phân chia các khu vực vui chơi hoạt động của trẻ.
Cải tạo đất, làm vườn hoa, vườn rau nhà trường.
Trang trí, sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường bên trong và ngoài lớp học, cải tạo làm đất ở góc thiên nhiên…
Vd: Tháng 9/2019
Triển khai kế hoạch cụ thể của nhà trường đến tận các nhóm lớp.
Tiến hành xã hội hóa trong phiên họp đầu năm, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh ủng hộ hoa, cây kiểng, hạt giống, phân bón…cho trường, lớp.
Như vậy việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch là biện pháp quan trọng không thể thiếu được trong qui trình tổ chức quản lí điều hành hoạt động của nhà trường, chính biện pháp này giúp tôi định hướng được từng bước đi trong việc chỉ đạo cải tạo cây dựng cảnh quan sư phạm nhà trường.
4. Biện pháp: Phân công kết hợp thực hiện
Tạo môi trường xanh việc kết hợp của cán bộ giáo viên và nhân viên trong đơn vị được thống nhất sau:
Ban giám hiệu: tham mưu chính quyền địa phương hổ trợ nguồn nhân lực từ
Đoàn Thanh Niên của xã phát hoang cỏ xung quang trường, xới đất làm
vườn rau cho trẻ, làm bồn trồng hoa...
Xây dựng khuôn viên thực hiện vườn hoa, vườn rau cho tấc cả cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia.
Xây dựng kế hoạch thực hiện, tuyên truền và dự trù kinh phí thực hiện.
Quy hoạch khu vực thực hiện, khu nào trước, khu vực nào sau.
Giáo viên: tuyên truyền vận động phụ huynh học sinh hổ trợ cho trường các loại cây xanh, các loại cây kiểng cho lớp ở gia đình sẳn có. Cô và cháu cùng nhau trồng và chăm sóc thiên nhiên, vườn hoa của lớp.
Vd: trồng hoa mười giờ, hoa sam, trồng hoa trang...
Phát động mỗi phụ huynh học sinh hỗ trợ một chậu hoa cây kiểng  có ghi tên các cháu. Mỗi CBGCNV tặng một chậu hoa cho nhà trường.
 Bảo vệ: liên hệ với một số phụ huynh có tay nghề trồng cây hướng dẫn trồng thêm các loại cây xanh to tạo bóng mát cho sân trường: cây bàng, cây sa kê...
Bảo quản và chăm sóc ngoài giờ thứ bảy và chủ nhật.
5. Biện pháp: Thiết kế cải tạo môi trường
5.1. Thiết kế cải tạo môi trường khu hành chánh.
Trường Mầm non Thanh An có 2 khu vực sân chơi: sân trước khu hành chánh
của trường gần khu vực các lớp học và khu hoạt chơi động ngoài trời, được lát gạch toàn bộ vì vậy sân rất nắng và ít hoa, cây xanh, cây cảnh.
Do kinh phí nhà trường có hạn nên tôi cùng các thành viên trong Ban chỉ đạo họp bàn bạc và đi đến thống nhất triển khai họp phụ huynh toàn trường để kêu gọi huy động phụ huynh đóng góp kinh phí từ nguồn xã hội hoá giáo dục và phụ huynh nhất trí đồng tình ủng hộ.
* Kết quả:
Phụ huynh đã đóng góp kinh phí từ công tác xã hội hoá giáo dục: nguyên vật liệu từ chai và bình nhựa, cây xanh, cây cảnh, hỗ trợ đổ đất, hạt giống, phân bón để cải tạo các bồn hoa, trồng cỏ, vẽ cảnh, cho trẻ vui chơi, hoạt động với môi trường thân thiện và gần gũi trẻ.    
Nhà  trường đã cải tạo được khu vực hành chánh có máy vòm che nắng, bố trí cây xanh hoa kiểng tạo cảnh, sân chơi có cây hoa, cây cảnh rất đẹp mắt.
 Giáo viên và các cháu  rất phấn khởi hàng ngày được tham quan, ngắm nhìn cỏ xanh, cây hoa, cây cảnh.
Phụ huynh học sinh rất yên tâm, phấn khởi mỗi khi thấy các cháu đến trường được vui chơi ngắm nhìn thích thú với những cảnh đẹp ở sân trường  và rất tin tưởng vào sự chỉ đạo của nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
5.2. Bố trí khu vực sân chơi của trẻ khi hoạt động ngoài trời
Ngoài mãng xanh cho khuôn viên trường điều kiện để cho trẻ được vận động, gần gũi, quan sát, khám phá thiên nhiên và phục vụ được cho yêu cầu tích hợp hoạt động  cho trẻ dạy như sau :
5.2.1. Khu vui chơi cát và nước.
Tâm lý trẻ mầm non thích khám phá tìm tòi quan sát các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, tấc cả điều mới lạ đối với trẻ khi mỗi ngày trẻ ra sân. Vì thế tôi quy hoạch diện tích khoản 20 m,  bố trí có đồ chơi câu cá, đá sỏi to nhỏ khác nhau, cát nước và các dụng cụ cân đo đong đếm, xem vật nổi vật chìm, các khuôn làm bánh... góc chơi cát chơi nước bố trí gần nhau vị trí dưới góc cây mát mẽ để giáo viên và trẻ ngồi chơi lâu, cháu có thể xây nhà làm bánh, cân đo đong đếm, in khuôn cát... qua đây phát triển kỹ năng tạo hình thực hành trãi nghiệm về toán qua đong đo, dùng nước tưới cây xanh hoa kiểng đồng thời trẻ quan sát sự phát triển của chúng qua từng ngày, chơi với nước còn giúp trẻ khám phá thử nghiệm phát hiện những hiện tượng như: vật nổi vật chìm, tại sao thả đá sỏi vào bình thì nước tràn ra ngoài, so sánh mực nước cao khi cho đá to vào bình và mực nước thấp hơn khi đá nhỏ hơn, chơi thả thuyền câu cá, chơi các trò chơi thổi bóng bóng,...trẻ cảm nhận được hơi nước khi bong bóng vở ra, trẻ được ngắm nhìn giọt sương đọng trên các lá cây trên các nụ hoa. Cháu hứng thú khám phá ra những điều mới lạ khi chơi cùng tập thể, góc chơi cát nước gần vườn hoa của lớp giúp các cháu biết đếm số lượng khi tưới nước cho cây
      Vd: Chậu cây to thì trẻ sẽ tưới số lần nhiều hơn chậu cây nhỏ
Các chậu hoa cây kiểng có tên trên từng chậu tạo môi trường làm quen chữ viết cho trẻ phát triển hoạt động Làm quen chữ viết trong môi trường thiên nhiên, ngoài ra trẻ còn biết thêm một số loại cây kiểng trong vườn trường, phát triển hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh.
 5.2.2. Khu vực chơi vận động:
 Bản năng hiếu động không thể ngồi yên trẻ cần phải có sân rộng cho trẻ hoạt
động chạy nhảy tung tăng. Ra ngoài trời trò chơi vận động là một nhu cầu của trẻ đồng thời cũng là một yêu cầu trong hoạt động ngoài trời giúp cho cô và trẻ có phương tiện vận động tốt, vì thế một khoảng trống ở sân rất cần thiết cho trẻ giúp trẻ chạy nhảy khi chơi mèo đuổi chuột, đuổi bắt nhau khi chơi trò chơi cáo và thỏ, rồng rắn lên mây...
Các đồ chơi vận động được bố trí có khoảng cách nhất định tạo độ an toàn cho trẻ, được sơn vẽ trang trí nhiều hình thức, các cầu tuột có kích thước cao đều có tấm lót dưới đất cho trẻ khi tuột xuống. Khu vận động này không khuất tầm nhình quan sát của cô giúp các cô có thể quan sát trẻ khi chơi đùa với nhau.
Một số đồ chơi bố trí sắp xếp theo hình thức liên hoàn, khi chơi trẻ sẽ
thích thú hơn.
Vd: bộ đồ chơi đi cầu cây bằng gỗ; bộ thăng bằng vận động trên bánh xe.
Hai bộ đồ chơi này tôi thiết kế bố trí liên hoàn trên một đường thẳng, phân giữa hai bộ này là 7 vòng tròn kết nối nhau trên trò chơi cò bẹp.
Khi chơi trẻ sẽ xuất phát từ bộ đi cầu cây bằng gỗ, tiếp theo là trẻ sẽ cò 1 chân bẹp bằng 2 chân qua 7 vòng tròn, sau đó tiếp tục trẻ phải đi thăng bằng vận động trên bánh xe, cuối cùng là đến đích.
Hoặc khu vực chơi với bóng, tôi tiết kế chia ra hai trò chơi dành cho nhiều độ tuổi chơi phù hợp với trẻ cụ thể như:
Trò chơi 1: dành cho trẻ nhà trẻ, mầm khi chơi trẻ dùng bóng ném vào sọt.
Trò chơi 2: dành cho trẻ chồi, lá khi trẻ chơi trẻ cũng chơi với bóng với tró
chơi ném bóng rỗ.
Bên cạnh đó vận dụng vào ánh sáng mặt trời cháu chơi vận động với bóng của mình chiếu xuống sân để tạo dáng và phát hiện tìm ra đâu là dáng của mình của bạn và đâu là dáng cô.
Bên cạnh đó: Đồ dùng đồ chơi ngoài trời luôn hư hỏng do quá trình trẻ chơi và dễ bị oxy hóa do mưa gió, Bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên hàng ngày để phát hiện hư hỏng, nếu hư hỏng nhẹ bảo vệ tự khắc phục, hư hỏng nặng báo cáo Hiệu trưởng chỉ đạo biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mọi nơi, mọi lúc khi tham gia hoạt động và đồ dùng đồ chơi sẽ được bảo quản sử dụng lâu hơn.
5.2.3.  Khu vực chăm sóc vườn hoa, vườn rau:
Khu vực sân vườn của trường còn có một khoảng đất trống rất rộng. Nếu bỏ hoang cho cỏ dại mọc thì rất phí và khung cảnh môi trường lại không được đẹp mắt. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên cùng nghiên cứu, thiết kế mô hình trồng các loại cây rau ngắn ngày theo mùa và gần gũi với trẻ, phù hợp địa phương.
Tôi phân chia cho mỗi lớp 1 khu đất, giáo viên cải tạo làm đất tạo thành từng luống nhỏ rồi lấy những viên gạch để lát vào các rãnh tạo thành đường đi sạch sẽ cho cô và trẻ chăm sóc cây và hướng dẫn trẻ hoạt động. Mỗi  khối lớp chịu trách nhiệm gieo trồng một loại cây rau ngắn ngày theo mùa gần gũi với trẻ và phải chọn lựa các giống cây khác nhau  rồi viết tên cho biển cây của lớp mình.
Vd: Khối lá: Chịu trách nhiệm trồng một số rau ăn lá như: rau cải, rau mồng tơi,…
Nhân viên và cấp dưỡng: Chịu trách nhiệm trồng các loại rau có mùi thơm như: cây mùi tàu, cây sả…
Khi các khối lớp đã có khu đất  rồi, tôi chỉ đạo giáo viên trong khối, lớp tự tìm kiếm sưu tầm hạt giống, cây con để gieo trồng và  phân công nhau cùng chăm sóc  bảo vệ cho cây, cùng hướng dẫn trẻ hoạt động với luống rau của lớp mình.
*Kết quả:
 Sân vườn của trường đã có một khu vực trồng cây theo mùa với nhiều các loại cây rau ngắn ngày khác nhau.
Giáo viên các khối lớp đã tận dụng thời gian để gieo trồng đươc nhiều loại cây rau khác nhau và có ý thức trách nhiệm với luống rau của lớp mình. Từ đó giáo viên cùng chăm sóc cho cây tươi tốt đồng thời cũng đã hướng dẫn trẻ tham gia vào một số hoạt động giúp cô chăm sóc, tưới cây, nhặt lá vàng… và từ những luống rau
đó giáo viên đã cải thiện thêm bữa ăn của cán bộ giáo viên nhân viên trong trường mầm non hàng ngày.
Những buổi hoạt động ngoài trời trẻ được trực tiếp quan sát cây, chăm sóc cây, theo dõi sự phát triển của cây tạo thêm niềm thích thú và phấn khởi cho trẻ.
Có khu vực trồng cây theo mùa tạo cho nhà trường có một môi trường xanh sạch đẹp hơn.
5.2.4. Khu chơi tự do theo ý thích:
Tâm lý các cháu nữ thường thích chơi với các hột hạt, thích vẽ trên cát, thích lượm nhặt các lá vàng xếp hình khi ra hoạt động ngoài trời, vì thế ở góc này được trang bị cho trẻ rất nhiều đồ chơi : hột hạt đủ màu sắc, các nắp chai nhựa, các hộp sữa nhỏ, một vài sọt rác vừa tầm tay trẻ để trẻ nhặt lá vàng rơi trên sân. Ở đây cô có thể tận dụng để hướng dẫn rèn kỹ năng cho trẻ về tính thẫm mỹ, tính kiên trì, tư duy suy nghĩ tìm ra cách thực hiện theo sư gợi ý của cô.
Vd:  ngày hôm đó ở lớp giáo viên sẽ dạy cho trẻ tạo hoạt động tạo hình thể loại vẽ: ngôi nhà của bé (mẫu) chủ đề gia đình.
Giáo viên sẽ gợi ý cho trẻ vẽ trên cát, hoặc dùng các hột hạt, vỏ sỏ với đủ màu sắc để xếp thành ngôi nhà của bé theo sự gợi ý chủ cô như:
+ Các con dùng hạt màu đỏ xếp mái nhà hình tam giác
+ Các hạt màu vàng xếp thân nhà
+ Các hạt màu xanh xếp các hình vuông nhỏ cho các cửa của ngôi nhà
        Trẻ sẽ được hình thành trong đầu trẻ về cách vẽ trình tự của ngôi nhà ( vẽ mái
nhà trước rồi mới đến thân nhà sau đó là các của sổ cửa ra vào của ngôi nhà) qua đây việc cho trẻ vào bài học rất dễ dàng trẻ sẽ hoạt động tích cực hơn sáng tạo hơn tạo ra sản phẩm đẹp. Hoặc trẻ có thể vẽ tự do những điều trẻ thích.
Trẻ còn biết tận dụng các lá vàng, hoa rụng… tạo ra sản phẩm tạo hình các đồ chơi tặng bạn: dùng lá kết thành mũ múa, làm vòng đeo tay từ những bông hoa rụng, từ đó xây dựng cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, biết chăm sóc giữ gìn môi trường thiên nhiên mà cháu đang sống, biết vận dụng sáng tạo từ vật liệu làm thành món đồ chơi lý thú…
Tận dụng khoảng sân rộng, tôi chỉ đạo giáo viên vẽ những khung cho trẻ chơi cò bẹp,  nhảy dây, ô ăn quan… đưa các trò chơi dân gian đến gần với trẻ giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước.
6. Biện pháp: Tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ giáo viên, phụ huynh và các cháu trong đơn vị
Công tác tuyên truyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nếu như lãnh đạo
nhà trường cùng với Ban chỉ đạo tiến hành khảo sát và lập kế hoạch triển khai
thực hiện thì chắc chắn việc đầu tư xây dựng cảnh quan sư phạm còn dừng lại
trong phạm vi hẹp. Ý nghĩa và tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng
môi trường sẽ không được lan toả trên diện rộng và sự chung sức của cả hội đồng sư phạm, cha mẹ học sinh sẽ không đồng bộ. Vì thế, với một thực trạng về cảnh quan môi trường như trên, tôi xác định rằng phải làm cho đội ngũ nhận thức rõ ngôi trường là ngôi nhà thứ hai, là nơi chúng ta sống và làm việc hằng ngày; là nơi các cháu được học tập, vui chơi. Trường xanh sạch đẹp sẽ tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi an toàn, thân thiện, để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người.

Trường học xanh sạch đẹp còn có ý nghĩa giáo dục các cháu có ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường.
        Tóm lại, tất cả các điều kiện đảm bảo cho cảnh quan trường học xanh sạch

đẹp đều phải có sự chung tay cộng tác của nhà trường, gia đình và xã hội.
7. Biện pháp: Huy động mọi nguồn lực để cải tạo góc thiên nhiên lớp.
Việc xây dựng mô hình cây xanh để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non đòi hỏi phải được sự quan tâm, chú ý của Ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Để có môi trường xanh sạch đẹp và mang tính giáo dục đòi hỏi phải có thời gian, kinh phí và công sức của con người, đặc biệt là cần có sự tâm huyết của Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường. 
Dựa vào việc khảo sát như trên, tôi thấy cần phải bổ sung thêm một số đồ dùng dụng cụ cần thiết cho việc cải tạo góc thiên nhiên tại các lớp.
Chính vì vậy tôi đã mua một số cây xanh, xây cảnh, bổ sung cho các lớp kệ góc thiên nhiên, một số chậu cảnh, ...và  mua sắm các dụng cụ trồng và chăm sóc cây.
Bản thân tôi chỉ đạo giáo viên sưu tầm, tìm kiếm các nguyên vật liệu phế thải như: Thùng xốp, chai cô ca, chai dầu ăn, hộp sữa…để trồng cây và chăm sóc cây.
          Vận động phụ huynh đóng góp hạt giống, cây trồng có sẵn ở địa phương, các
đồ dùng để trồng và chăm sóc cây (có thể là các đồ dùng đã qua sử dụng như thùng xốp, hộp nhựa, chai nhựa....). 
          Tuyên truyền, vận động các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương hỗ trợ kinh
phí, cây trồng để phát triển và duy trì vườn cây của trường.
*Kết quả:
Giáo viên đã sưu tầm được các nguyên vật liệu như sau: hộp nhựa,  chai dầu ăn các loại, chai cô ca,...Giáo viên và phụ huynh học sinh đã tìm kiếm và đóng góp một số hạt giống các loại rau như: hạt rau rền, rau cải xanh, cải ngọt, hạt mướp….
Ban đại diện cha mẹ học sinh năm học 2019-2020 tặng 2 ghế đá. 01 bảng tuyên truyền trị giá 5.000.00đ.
Một phụ huynh tặng cho trường một số cây bưởi Da xanh, cây xoài trồng vào khu vực xung quanh vườn trường.
 Nhà trường đã mua bổ sung cho mỗi lớp 2 kệ góc thiên nhiên, 5 chậu cảnh, một số cây xanh, cây cảnh, chậu cảnh trồng xung quanh sân trường, ngoài hành lang khu vực lớp học của học sinh và khu làm việc của ban giám hiệu, một số dụng cụ trồng và chăm sóc cây xanh.
8. Biện pháp: Hướng dẫn gợi  ý giáo viên lựa chọn, sắp xếp bố trí, thiết kế khu vực trồng các loại cây tại góc thiên nhiên của lớp.
         Việc lựa chọn cây xanh trồng trong góc thiên nhiên tại các lớp cần phải tính đến  chủng loại cây và đặc điểm lứa tuổi của trẻ. Các cây trồng trong góc thiên nhiên phải có nhiều màu sắc rực rỡ, cuốn hút và an toàn tuyệt đối với trẻ. 
Để mỗi lớp có một góc thiên nhiên đẹp, phù hợp với  địa thế của lớp, bản thân tôi đã đến từng lớp cùng với giáo viên nghiên cứu vị trí trồng cây, bố trí sắp xếp đồ dùng để trồng cây và gợi ý, hướng dẫn giáo viên cách lựa chọn các loại cây, trồng cây gì, trồng ở khu vực nào cho hợp lý.
Cụ thể: khu vực khối nhà trẻ, mầm tôi gợi ý giáo viên trồng các loại cây
xanh, cây cảnh  gần gũi với trẻ và có màu sắc rực rỡ như màu đỏ của cây hoa mười giờ màu vàng của cây hoa cúc,…và một số cây xanh khác.
Với 3 lớp khu vực khối Chồi 1, Chồi 2, Chồi 3 chịu ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời nhiều nhất tôi lại gợi ý, hướng dẫn giáo viên có cách thiết kế khác sao cho phù hợp với lớp mình như: Trồng các loại cây chịu nắng tốt, trồng một số cây rau theo mùa được trồng từ hạt như: hạt đậu xanh,  các loại cây trồng từ lá như: Cây rau muống. Ngoài ra còn thiết kế các bình chai cô ca kết nối với nhau để trồng hoa mười giờ, hoa sam…xoay vào hướng trong lớp học để tránh nắng, vừa để tạo môi trường vừa cho trẻ chăm sóc góc thiên nhiên.
*Kết quả:  
9/9 lớp đã xây dựng được góc thiên thiên phù hợp với lớp và phù hợp với
lứa tuổi của trẻ.
9/9 nhóm lớp có vườn rau cho trẻ chăm sóc, quan sát trải nghiệm…
Giáo viên biết tận dụng từ những phế thải tái sử dụng để trồng cây, gieo hạt. Giáo viên biết lựa chọn cây trồng phù hợp và bố trí sắp đặt hợp lý.
9. Biện pháp 9. Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên
 Kiểm tra là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ tình hình và đánh giá được hiện trạng về môi trường phát hiện và kịp
thời bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất tránh hư hỏng.
Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra thì việc thực hiện kế hoạch cải tạo môi trường của người Hiệu trưởng sẽ không đạt kết quả cao.
Vì vậy để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cán bộ quản lý không được phép buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát đây là khâu quan trọng trong việc chỉ đạo các hoạt động của nhà trường cảu người hiệu trưởng cũng như các bộ phận trong đơn vị. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường ngày một đi lên.
PHẦN BA:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
*Về phía nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường phối kết hợp và tham mưu tốt với các cấp các ngành, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động được nhiều nguồn lực hỗ trợ như: Lãnh đạo địa phương, cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, Đoàn thanh niên…
Sân trường được quy hoạch ô cỏ, bồn hoa, cây bóng mát được trồng
hợp lý.

Màu xanh bao phủ sân trường tạo nên cảnh quan xanh-sạch –đẹp.
Đặc biệt công tác xã hội hoá giáo dục được cha mẹ học sinh hưởng ứng
vào cuộc mạnh mẽ.

Tất cả các yếu tố trên đã tạo cho trường có một, một môi trường thân
thiện, một diện mạo mới.
* Về phía giáo viên :
Giáo viên các lớp đã tích cực sưu tầm tìm kiếm vật  liệu phế  thải để xây dựng được góc thiên nhiên với nhiều loại cây khác nhau tạo môi trường thân thiện gần gúi trẻ và làm đẹp thêm cho lớp học.
 Giáo viên đã hiểu biết  thêm được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ và có ý thức và trách nhiệm cao trong việc  trồng và chăm sóc cây ở góc thiên nhiên để giữ gìn và bảo vệ cây xanh  ở lớp mình luôn xanh tốt.
Giáo viên biết chủ động, tự giác trong việc hướng dẫn trẻ hoạt động với môi trường cây xanh và giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ đạt kết quả tốt.
*Về phía học sinh :
Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động  gieo trồng và chăm sóc cây ở lớp, ở vườn rau của vườn trường,
Trẻ  rất thích thú vui chơi hoạt động với môi trường thiên nhiên đã giúp trẻ
hiểu biết rõ hơn về sự đa dạng của thế giới xung quanh, hình thành ở trẻ các kỹ năng chăm sóc cây xanh, ý thức bảo vệ cây và yêu thích công việc trồng cây góp phần thực hiện ch­ương trình giáo dục mầm non, tạo môi trường để thực hiện các nội dung về phát triển thể lực, nhận thức, cảm xúc, tình cảm, thẩm mĩ... của trẻ.
* Kết quả từ phụ huynh:
Phụ huynh cùng hưởng ứng cùng đóng góp phần chăm sóc môi trường. khuôn viên nhà trường còn là nơi thư giãn cho phụ huynh trong buổi chiều, sau giờ làm việc lao động mệt nhọc, phụ huynh đa số lưu lại sân trường sau giờ đón trẻ cùng trẻ vui chơi dạo xem các luống rau, cùng xem các chậu hoa mà chính tay con họ chăm sóc chúng. Vì thế nhà trường và phụ huynh có điều kiện gặp gỡ trao đổi với nhau nhiều hơn trong việc chăm sóc dạy dỗ trẻ tạo niềm tin cho phụ huynh.
*. Nguyên nhân đạt được kết quả:
 Có sự giúp đỡ tạo điều kiện của cấp trên đã đầu tư xây dựng ngôi trường nới
khang trang. Có sự quan tâm, giúp đỡ và sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp, các nghành và phụ huynh toàn trường.
Có sự đoàn kết nhất trí cao trong Ban giám hiệu và tập thể giáo viên, nhân viên trong trường để cùng nhau hoàn thành tốt công việc đượnc giao.
Biết lắng nghe ý kiến và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp để đạt hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiệm vụ.
Bản thân là người tâm huyết với nghề và chịu khó tích cực học hỏi kinh
nghiệm đồng nghiệp và biết tận dụng cơ hội, thời gian để xây dựng môi trường cây xanh  làm đẹp môi trường.
II. BÀI HỌC KINH NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Người cán bộ quản lý phải luôn gương mẫu trong mọi công việc, nói đi đôi với  làm theo gương Bác Hồ vĩ đại, luôn suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, đổi mới  trong công tác quản lý nhà trường.
Bản thân luôn đi sâu đi sát gần gũi giáo viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
họ và phải tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, về thời gian, động viên, gần gũi giáo viên, giúp đỡ nhau cùng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm để cùng tiến bộ.
 Cán bộ quản lý phải biết tham mưu tốt và phối kết hợp chặt chẽ với các cấp các ngành đặc biệt là  hội phụ huynh toàn trường để thực hiện công việc đạt hiệu quả cao.
Xây dựng, cải tạo trường, lớp cần chú ý đến khâu quy hoạch các khu vực như thế nào cho phù hợp với diện tích mặt bằng, thuận lợi cho trẻ khi di chuyển đảm bảo tính an toàn phục vụ được cho chuyên môn, được sự hưởng ứng của tập thể  là điều kiện tối ưu nhất.
Cảnh quan môi trường đơn vị được cải tạo xanh, sạch, đẹp theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là một yêu tố quan trọng tác động tích cực đến tâm tư, tình cảm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu; các cháu thêm yêu mến, gắn bó xem mái trường là ngôi nhà thứ hai.
Với những kết quả đã đạt được góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, từng bước xây dựng nhà trường ngày càng đi lên giữ vững danh hiệu trường Mầm non đạt Chuẩn quốc gia mức Độ 1, tiến tới trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, tạo niềm tin cho phụ huynh gửi con em đến trường ngày một đông hơn./.                                
                                                                                                 Thanh An , ngày 18 tháng  5  năm  2020
                                                                                                                     Người Viết


                                            

                                                                                                                        Trần Thanh Huệ

 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây