Tuyên truyền về bệnh tay - chân - miệng

Thứ sáu - 02/11/2018 14:35
Tuyên truyền về bệnh tay - chân - miệng
BÀI TUYÊN TRUYỀN
PHÒNG CHỐNG DỊCH  BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Bệnh tay chân miệng thường có diễn biến nhẹ nhưng cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 53.529 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó 6 trường hợp tử vong tại khu vực phía Nam.
Các tỉnh thành ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng…
Hiện nay, dịch bệnh tay chân miệng được dự báo có xu hướng gia tăng trong thời gian tới do tính chất lây truyền, đặc biệt khi học sinh đang tập trung vào năm học mới và hiện chưa có vắc xin phòng bệnh.
Các triệu chứng của bệnh
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch. Bệnh xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, thậm chí bùng phát thành dịch lớn. 
Trẻ em thường có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.
Dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng
- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
- Sốt cao không hạ: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen.
- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.
Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.
        Cách phòng bệnh:
        Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
        + Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch nhất là trước khi ăn và sau khi vệ sinh bằng 6 bước rửa tay.

        + Người chăm sóc trẻ cũng cần rửa tay nhiều lần nhất là khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
        + Không cho trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
        + Cho trẻ ăn chín uống chín, dùng riêng thìa, bát.
        + Thu gom, xử lý phân và chất thải của trẻ.
        + Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi, vận dụng của trẻ bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
        Trên đây là những điều cần biết về bệnh tay – chân –  miệng. Hy vọng sẽ đem lại những kiến thức bổ ích và thiết thực giúp các phụ huynh và các em hiểu biết và có cách phòng tránh cũng như chữa trị dịch bệnh này.


 
File đính kèm

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video Clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

banner1
Banner 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi