Tuyên truyền về bệnh phong

Thứ ba - 06/09/2016 14:58
Những điều cần biết về bệnh phong
TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH PHONG
* Khái niệm về bệnh phong:
- Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính của Da và Dây thần kinh do vi khuẩn Han - sen gây nên.
- Bệnh phong là tên gọi trong y học, còn trong dân gian ở mọi vùng có cách gọi khác nhau: bệnh cùi (miền Nam), bệnh hủi (miền Bắc), bệnh phung (miền Trung).
- Bệnh phong không gây chết người nhưng gây tàn tật nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
* Quan niệm hiện nay về bệnh phong:
- Bệnh phong không di truyền.
- Là bệnh lây ít và khó lây.
- Bệnh phong chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh được tàn tật.
- Bệnh phong điều trị tại nhà và cấp thuốc miễn phí.
* Nguyên nhân và một số đặc điểm gây ra bệnh phong?
- Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng do một loại vi trùng có tên khoa học Mycobacterium Leprae, được nhà Bác học người Na Uy Armauer Hansen tìm ra vào năm 1873 (còn gọi là vi trùng Hansen).
- Đây là bệnh nhiễm trùng âm thầm, kéo dài, nếu không phát hiện và điều trị đúng sẽ dẫn đến  tàn tật suốt đời, ảnh hưởng đến tâm lý, kinh tế, xã hội, đời sống sinh hoạt hàng ngày.
- Chúng ta cần xóa bỏ quan niệm sai lầm như bệnh phong do di truyền (tức cha, mẹ, ông, bà truyền cho con, cháu) hay do ăn vịt xiêm, cá biển, cua đinh
- Đặc điểm trực khuẩn phong:
+ Thời gian sinh sản khoảng 12 – 13 ngày.
+ Nhiệt độ phát triển thuận lợi: 30 – 32oC.
+ Trực khuẩn phong bị diệt nhanh bởi các thuốc: sau điều trị Rifampicine là 5 -7 ngày.
* Bệnh phong lây truyền như thế nào?
- Bệnh phong lây truyền trực tiếp từ người sang người. Mầm bệnh (vi trùng) thải ra từ dịch tiết của bệnh nhân phong qua đường hô hấp và vết thương ở da.
- Người lành nhiễm phải mầm bệnh chủ yếu qua vùng da bị thương tích và đường hô hấp.
- Bệnh phong có tỷ lệ lây nhiễm rất thấp, bởi vì:
+ Đối với người có sức đề kháng tốt thì cơ thể có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, không bị bệnh.
+ Đối với người có sức đề kháng kém, có điều kiện sống thiếu thốn, nhà ở chật hẹp, ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu vệ sinh ... thì dễ nhiễm bệnh.
+ Đối với bệnh nhân phong có thể dùng thuốc điều trị cắt đứt nguồn lây ngay ở lần uống đầu tiên, do đó trong điều trị không cần cách ly.
* Làm thế nào để phát hiện mình bị mắc bệnh phong?
- Độ tuổi và giới dễ mắc bệnh:
+ Tuổi hay bị mắc bệnh khoảng 15 – 35 tuổi nhưng có thể bị gặp ở dưới 15 tuổi hay hơn 35 tuổi. Bệnh nhân trẻ nhất tỉnh Thái Nguyên là 5 tuổi.
+ Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ.
- Người mắc bệnh phong, cơ thể có một trong các biểu hiện sau:
+ Có vùng da thay đổi màu sắc (nghĩa là vùng da giảm hoặc tăng sắc tố hơn bình thường), trên vùng da đó có rối loạn cảm giác (giảm hoặc mất cảm giác sờ mó, nóng, lạnh, đau), hoặc có cảm giác tê bì, kiến bò.
+ Có thể có biểu hiện của tổn thương thần kinh ngoại biên như:
Yếu cơ, mỏi cơ: có cảm giác đầu chi bị yếu khi cầm viết, phấn, đũa ăn, lượt gỡ đầu, cài áo khó khăn hoặc không được.
Liệt cơ: liệt không cử động được các ngón hoặc đi rơi dép.
Teo cơ, co rút các ngón.
* Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh phong cần đi khám ở đâu?
Khi có một trong những dấu hiệu nghi ngờ về bệnh phong, người bệnh cần đến:
- Trạm Y tế xã, thị trấn.
- Phòng Khám Da liễu huyện.
- Phòng Khám Da liễu tỉnh.
Để được khám và điều trị bệnh.
* Bệnh phong hiện nay được điều trị như thế nào?
- Bệnh phong hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu:
+ Điều trị tại nhà, không cần cách ly.
+ Điều trị miễn phí.
- Nếu phát hiện sớm, điều trị bệnh thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng (tàn tật).
* Làm thế nào để phòng ngừa được bệnh phong?
- Thuốc chủng ngừa bệnh phong còn đang nghiên cứu.
- Sử dụng thuốc phòng ngừa không cần thiết.
- Vấn đề phòng bệnh tốt nhất là tự mình biết được kiến thức cơ bản về bệnh phong để tự phát hiện sớm bệnh, biết vệ sinh thân thể, vệ sinh môi trường, nâng cao điều kiện sống.
- Không cần cách ly hoặc xa lánh bệnh nhân vì bệnh phong khó lây và ít lây.
Người bị di chứng (tàn tật) do bệnh phong được điều trị như thế nào?
- Người mắc bệnh phong bị di chứng (tàn tật) nếu được điều trị đúng thì xem như đã hết mầm bệnh (vi trùng), chỉ còn di chứng (giống như di chứng sốt bại liệt, bại não).
- Người bị di chứng (tàn tật) do bệnh phong được hướng dẫn phục hồi chức năng, có thể được phẫu thuật tạo hình hoặc thẩm mỹ./.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

Bữa trưa:

Bữa xế:

Bữa chiều:

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video Clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

banner1
Banner 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi