KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2018 - 2019

Thứ hai - 12/11/2018 09:31
  Căn cứ vào công văn số:111/PGDĐT-MN ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019;
            Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018;
            Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương. Nay trường Mầm non Thanh An xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019
PHÒNG GD&ĐT DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẦM NON THANH AN


          Số:  33 /KH- MNTA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Thanh an, ngày  15  tháng 10  năm  2018

   
   
KẾ HOẠCH NĂM HỌC
    Năm học: 2018-2019
 
       
             Căn cứ Công văn số: 1513/SGDĐT-GDMN ngày 04/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019;
             Căn cứ Quyết định số: 2007/QĐ-UBND ngày 23/7/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành Khung Kế hoạch thời gian đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
             Căn cứ vào công văn số:111/PGDĐT-MN ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2018-2019;
            Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018;
            Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương. Nay trường Mầm non Thanh An xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 cụ thể như sau:
  1. NHIỆM VỤ CHUNG
    1.   Củng cố, mở rộng quy mô, mạng lưới phát triển trường lớp mầm non đáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là tại địa phương có khu công nghiệp.
2.  Thực hiện nghiêm túc các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ trong cơ sở GDMN.
3. Thực hiện có chất lượng Chương trình GDMN sau chỉnh sửa theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT; đổi mới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”; quan tâm trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hòa nhập. Quản lý chặt chẽ bữa ăn bán trú cho trẻ. Tăng cường tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ nhóm trẻ gia đình trong xã thực hiện nghiêm túc Chương trình GDMN.
3. Giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, (PCGDMNTNT).
4. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý GDMN theo hướng phân cấp quản lý, phát huy mạnh mẽ cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu; tăng cường tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ được phân công theo cấp quản lý. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và công tác bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp nhà trường - gia đình – cộng động  nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
1. Thực hiện có hiệu quả chương trình hành động và các phong trào thi đua
- Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị. Chương trình hành động số 81-CTHĐ/TU ngày 03/04/2014 của Tỉnh Ủy Bình Dương; Kế hoạch số 85/KH/HU ngày 10/7/2014 của Huyện Dầu Tiếng thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Bình Dương về chính sách phát triển Giáo dục Mầm non.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ đề năm học của ngành: “Đổi mới thật chất, hiệu quả nâng cao”, phương châm hành động “Trách nhiệm, năng động, sáng tạo”, khẩu hiệu hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, sáng tạo”, “ Xây dựng trường học an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp” trong các cơ sở GDMN.
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương tình thương trách nhiệm trong các cơ sở GDMN, nâng cao giáo dục đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện, giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn trườnglớp. Tạo cảnh quan sư phạm, môi trường trong và ngoài nhóm lớp đẹp hấp dẫn . Tăng cường kiểm tra nề nếp, kỷ cương trong đơn vị, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.  Xây dựng thông điệp hành động  trong cơ sở GDMN “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”; “Ngôi trường thân yêu mái nhà của bé”; “Cháu chăm ngoan cô hạnh phúc”, “Ngôi trường là nhà , cô giáo là mẹ”,thực hiện nghiêm túc trong giao tiếp, ứng xử với trẻ, với phụ huynh với đồng nghiệp. Tận tâm, tận tụy, tận lực “Tất cả vì học sinh thân yêu”, yêu thương, tôn trọng và công bằng với trẻ, luôn xử lý nghiêm đối với các biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nhà giáo trong cơ sở GDMN.
* Biện pháp
- Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm trong nhà trường, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Phong trào thi đua với chủ đề “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, đưa nội dung các cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" thành các hoạt động thường xuyên, tự giác.
Cụ thể:
Tổ chức cho CBGVNV toàn trường ký cam kết không vi phạm đạo đức nhà giáo và vi phạm những điều cấm của giáo viên và nhân viên.
Phát động phong trào trong toàn trường xây dựng môi trường sư phạm, xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, giữ mối quan hệ ứng xử thân thiện, tăng cường xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, ứng xử.
Phát động phong trào trang trí lớp theo chủ đề, trang trí trưng bày sản phẩm của trẻ; tổ chức làm đồ dùng đồ chơi mang tính hiệu quả, thiết thực được sử dụng lâu, bền.
Trường tiếp tục cải tạo “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, “Khu vực giáo dục và phát triển thể chất ”; tu sữa, bổ sung “Góc thư viện”, khu vực trẻ khám phá, trải nghiệm sáng tạo, khu chơi cát nước cho trẻ...
Duy trì việc thực hiện đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống thông qua các trò chơi dân gian, làn điệu dân ca phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
Tiếp tục thực hiện sáng tạo, nâng cao chất lượng các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chú trọng các hoạt động: Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng cùng tham gia giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho trẻ.
Tổ chức cho trẻ Khối lá được nghe hát bài hát Quốc ca Việt Nam vào sáng thứ hai.
Phối hợp tốt với Công đoàn, Chi đoàn trong đơn vị cải tạo xây dựng vườn hoa, vườn  rau công đoàn, vườn rau của bé.
Thực hiện tập thể lao động vệ sinh, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp trong nhà trường  2 tuần/1 lần vào chiều thứ sáu.
Tiếp tục tổ chức cho trẻ thực hiện các kỹ năng sống cần thiết trong sinh hoạt như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân, giữ gìn vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp, biết nhường nhịn giúp đỡ lẫn nhau, tự tin trong giao tiếp, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép….
Tăng cường tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi có hiệu quả, chất lượng với các nội dung cho trẻ khám phá, trải nghiệm thực tiễn, chơi trò chơi vận động, trò chơi dân gian, hát dân ca.
2. Phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng tỷ lệ huy động trẻ
 - Tăng cường thực hiện các giải pháp phát triển mạng lưới trường lớp trong đơn vị theo văn bản hợp nhất số 04/2015/BGDĐT Ban hành Điều lệ trường Mầm non; Tích cực tham mưu địa phương quy hoạch, rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở GDMN theo tinh thần Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 25/10/2017 và Chương trình số 77-CTr/TU về việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, phù hợp thực tiễn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ.
- Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 5297/BGDĐT-GDMN ngày 14/10/2015 của Bộ GDĐT, Công văn số 2350/SGDĐT-MN ngày 17/12/2015 của Sở GDĐT về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường lớp mầm non ở các khu - cụm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh.
- Tiếp tục khuyến khích phát triển giáo dục mầm non theo hướng xã hội hoá, tạo mọi điều kiện thuận lợi để GDMN ngoài công lập phát triển, từng bước nâng cao chất lượng phát triển GDMN bền vững.
-  Duy trì tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo quy định đạt chuẩn PCGDMNTNT.
* Biện pháp
- Điều tra nắm chắc số lượng trẻ trong địa bàn ngay từ đầu năm học để có hướng phát triển nhóm lớp đáp ứng nhu cầu của phụ huynh gởi con em đến trường, nhât là trẻ 5 tuổi đạt chuẩn PCGDMNTNT.  Phấn đấu tăng tỷ lệ huy động  trẻ nhà trẻ 2% ; trẻ 3-4 tuổi 3% so với năm học trước.
- Tiếp tục tham mưu với ngành, chính quyền địa phương  tuyên truyền vận động trẻ từ 2-4 tuổi ra lớp đạt chỉ tiêu ngành giao.
- Tư vấn giúp đỡ nhóm trẻ gia đình “Ngọc Hương” trong xã, hướng dẫn về hồ sơ sổ sách, chuyên môn, giúp nhóm phát triển và thực hiện đúng theo quy định. Có kế hoạch kiểm tra nhóm, thăm nhóm 1 tuần/ 1 lần.
* Chỉ tiêu cụ thể:
- Số lượng: 251 trẻ/ 9 nhóm lớp. Giảm 6 trẻ so với năm trước.
+ Nhóm trẻ ghép mầm: 20/14 nữ /1 lớp
+ Khối mầm:  60/37 nữ /2 lớp
+ Khối chồi: 61/33 nữ /2 lớp
+ Khối Lá: 110/61 nữ/4 lớp
*.Về số lượng huy động:
- Nhà trẻ huy động ra lớp 27/128 trẻ đạt tỷ lệ 20.09%.
- Mẫu giáo huy động 3-4 tuổi  ra lớp 198/319 trẻ  đạt tỷ lệ: 62.069% .
- Phấn đấu huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp (181/181).
  - Tiếp tục duy trì chất lượng giữ vững danh hiệu trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 ban hành quy định về kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
            3. Củng cố, nâng cao chất lượng PCGDMNTNT
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 20/1014 ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập chống mù chữ; Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ GDĐT quy định về Điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGDMNTNT.
- Thực hiện nghiêm túc công tác phối hợp triển khai cập nhật xử lý số liệu, thực hiện báo cáo, khai thác dữ liệu PCGDMNTNT trên hệ thống thông tin điện tử quản lý phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn một cách hiệu quả.
- Chủ động tham mưu chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành, các ấp có liên quan đến công tác điều tra, cập nhật số liệu để thực hiện tốt nhiệm vụ; kiểm tra, công nhận chất lượng PCGDMNTNT đạt hiệu quả thiết thực.
* Biện pháp
- Điều tra thăm nắm số lượng trẻ trong địa bàn đến trường học và đến các trường bạn các xã lân cận, tiếp tục vận động trẻ 5 tuổi đến trường, duy trì vững chắc chất lượng PCGDMNTNT. Vào đầu tháng 6,7 hàng năm tổ chức điều tra trên toàn địa bàn xã, tiến hành thành lập các tổ điều tra trong CBGV để thống kê chính xác các độ tuổi từ 0-5 tuổi. Tiếp tục phối hợp cập nhật phần mềm phổ cập về quản lý dữ liệu, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, công nhận kết quả PCGDMNTNT tháng 12.
   - Bố trí giáo viên hợp lý để thuận lợi trong công tác điều tra và huy động trẻ ra lớp.
           - Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho trẻ em nghèo từ để vận động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các lớp dưới 5 tuổi.
         * Chỉ tiêu
 - Huy động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và được ăn bán trú tại trường.
 -  Tỷ lệ chuyên cần của trẻ mẫu giáo: đạt từ 90% trở lên. Riêng trẻ 5 tuổi đạt từ 97% trở lên.
- 98 đến 100% trẻ năm tuổi trong địa bàn được đến trường và hoàn thành Chương trình GDMN, đạt PCGDMNTNT chuẩn bị tốt tâm lý bước vào lớp 1.
4. Nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
a). Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ.
  - Quán triệt, tuyên truyền CBGVNV và các bậc phụ huynh luôn nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm trong công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ, luôn yêu thương chăm sóc trẻ, đối xử công bằng. Thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh giá và sửa chữa kịp thời các đồ dùng đồ chơi, thiết bị có nguy cơ gây mất an toàn nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, thực hiện đánh giá môi trường trong và bên ngoài các nhóm lớp định kỳ 2 lần/năm (vào tháng 12 và cuối năm học). Thực hiện nghiêm túc thường xuyên kiểm tra công tác tiếp phẩm đầu vào hàng ngày, kịp thời phát hiện, có biện pháp khắc phục triệt để những yếu tố nguy cơ gây mất an toàn trong thời gian trẻ tham gia sinh hoạt tại các đơn vị theo Chỉ thị 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, Thông tư 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở GDMN của Bộ GDĐT; Công văn số 221/PGDĐT-MN ngày 13/12/2017 của Phòng GDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN. Nhà trường thường xuyên kiểm tra và đánh giá đúng thực chất, chính xác các tiêu chí “Bảng kiểm” để có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện từng bước môi trường chăm sóc nuôi dưỡng đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ một cách tốt nhất trong đơn vị.
  * Biện pháp:
- Nhà trường hợp đồng mua thực phẩm với công ty và ký cam kết rõ ràng việc cung cấp thực phẩm cho đơn vị.
 - Thực hịên đầy đủ các quy định về VSATTP, thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, quy trình sơ chế biến, lưu mẫu thức ăn tuyệt đối không để trẻ xảy ra tai nạn và ngộ độc thực phẩm tại trường.
 - Tạo điều kiện cho toàn thể CBGVNV trong nhà trường được khám sức khỏe định kỳ hàng năm nhằm chăm sóc trẻ được tốt hơn.
 - Xây dựng khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm và phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.        
- Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe trong nhà trường vào đầu năm học.
- Nhà vệ sinh của trẻ phân biệt giới tính nam nữ, luôn khô ráo sạch sẽ
- Các thiết bị dây điện, các ổ điện…để xa tầm tay trẻ và đảm bảo an toàn.
- Các kệ góc đồ đùng đồ chơi bố trí sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, dễ lấy và dễ cất khi trẻ chơi xong.
* Chỉ tiêu:
- 100% các nhóm lớp đăng ký lớp học thân thiện, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Cuối năm xếp loại khá trở lên. Sắp xếp bố trí phòng học , đồ dùng đồ chơi theo chủ đề hàng tháng, đảm bảo an toàn tuyện đối cho trẻ.
- 100% GV biết bảo quản và sử dụng ĐDĐC trang thiết bị hiệu quả, an toàn.
- 100% các cháu đảm bảo an toàn về tinh thần và thể chất.
  - 100% lôùp xaây döïng goùc thieân nhieân cuûa lôùp. Baûo ñaûm xanh töôi ñöôïc chaêm soùc haèng ngaøy. Thöïc hieän vöôøn rau trong tröôøng, cho treû quan saùt.
b). Nâng cao chất lượng công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
- Kiểm tra và quản lý chặt chẽ chất lượng bữa ăn của trẻ tại đơn vị, thực hiện nghiêm túc việc xây dựng thực đơn đa dạng đầy đủ 8 nhóm thực phẩm, đảm bảo bữa ăn, khẩu phần ăn phối hợp cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật, dầu thực vật và mỡ động vật, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN.  Thực hiện nghiêm túc công tác điều tra khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm đảm bảo “ăn đúng, ăn đủ”  tiền ăn là 24.000đ/1 trẻ/ngày với 2 bữa chính và 1 bữa phụ, nhu cầu năng lượng  tại cơ sở có tổ chức bữa ăn sáng: Nhà trẻ: 70-80% Kcal; Mẫu giáo: 60-70 % Kcal/ngày. Thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các bếp ăn tại các cơ sở GDMN, chú trọng hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe đảm bảo hiệu quả, thiết thực, nghiêm túc thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thực phẩm đúng quy định, công khai chế độ ăn, định mức tiền ăn hàng ngày của trẻ kịp thời, rõ ràng, chính xác.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT quy định về công tác y tế trường học. Phối hợp chặt chẽ trạm Y tế địa phương thường xuyên triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống  dịch, đặc biệt là phòng bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay-chân-miệng; tổ chức khám, kiểm tra sức khoẻ  đầu năm học (Tháng 9) theo quy định. Thực hiện cân-đo-theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ chấm đúng, chấm chính xác, kết quả thực chất. Tổ chức cho trẻ ngủ mùng. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong, ngoài lớp, dụng cụ ăn uống, ĐDĐC của trẻ sạch sẽ để đề phòng một số bệnh xảy ra và dễ lây lan gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 584/BGDĐT-GDTC ngày 09/02/2018 của Bộ GDĐT, Công văn số 29/PGDĐT-MN ngày 02/03/2018 của Phòng GDĐT về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong thời kỳ mới, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.
* Biện pháp thực hiện
- Nhà trường hợp đồng với Công ty Thực phẩm Nguyên Thành Đạt có địa chỉ tại Bình Dương và ký cam kết rõ ràng nhằm cung cấp thực phẩm cho đơn vị.
- Thực hịên đầy đủ các quy định về VSATTP, thực hiện đúng quy trình sơ chế biến, lưu mẫu thức ăn tuyệt đối không để trẻ xảy ra tai nạn và ngộ độc thực phẩm tại trường.
- Xây dựng khẩu phần ăn của trẻ trên phần mềm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của  Bộ GD&ĐT.        
- Tăng cường công tác kiểm tra hàng ngày vệ sinh môi trường trong và ngoài nhóm lớp bằng biên bản phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Tiếp tục phối hợp y tế tham mưu UBND xã triển khai thực hiện Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, riêng năm học 2018 -2019 đơn vị thực hiện phối hợp với phụ huynh tổ chức cho trẻ uống sữa tại đơn vị và ăn các loại thực phẩm chế biến từ sữa như: Yaourt (Sữa chua), phô mai,…
* Chỉ tiêu
- 100% trẻ tại trường được tổ chức ăn bán trú, được khám kiểm tra sức khỏe và theo dõi sự phát triển bằng biểu đồ tăng trưởng theo từng độ tuổi.
- 100% trẻ uống sữa tại đơn vị đảm bảo 110ml trẻ Nhà trẻ, 180ml đối với Mẫu giáo/ngày và ăn các loại thực phẩm chế biến từ sữa.
- Phấn đấu cuối năm đạt từ 80% trở lên trẻ phát triển bình thường.  
- 100% các nhóm lớp thực hiện ngủ mùng, vệ sinh nhóm lớp sạch sẽ phòng chống dịch bệnh, trong nhà trường.
c). Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
- Thực hiện nghiêm túc Chương trình GDMN, hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt theo hướng phát triển Chương trình phù hợp với văn hóa, điều kiện của địa phương, của nhà trường và khả năng nhận thức của trẻ theo Thông tư 28, hỗ trợ tích cực đối với nhóm trẻ gia đình thực hiện nghiêm túc, nề nếp Chương trình khung, chế độ sinh hoạt của trẻ theo quy định. Chú trọng tích hợp hiệu quả các nội dung giáo dục kỹ năng sống, thái độ hành vi, thói quen tốt phù hợp với độ tuổi trong thực hiện, phát triển Chương trình.
- Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020, nội dung trọng tâm xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá sự phát triển trẻ làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triển của trẻ theo quy định Chương trình GDMN. Đổi mới hình thức, vận dụng phương pháp sáng tạo trong tổ chức các hoạt động giáo dục, bố trí sắp xếp môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo có góc mở tạo cơ hội cho trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm, sáng tạo thông qua hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, hoạt động  Lễ hội,…qua đó phát triển ngôn ngữ, phát triển kỹ năng giao tiếp, hình thành kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhận thức của trẻ theo quan điểm giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.
- Nghiêm túc thực hiện công bằng và đảm bảo đầy đủ Quyền trẻ em trong GDMN, các chính sách đối với trẻ vùng khó khăn, trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật học hoà nhập. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ khuyết tật tham gia các hoạt động chung của lớp, đảm bảo thực hiện giáo dục hòa nhập đạt chất lượng.
* Biện pháp:
- Thực hiện xây dựng kế hoạch giáo dục theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phù hợp địa phương  và nhận thức của trẻ. 
- Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020, tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ”. Tận dụng và khai thác tài nguyên giáo dục trên Internet, trang Web mầm non …
- Giáo dục học sinh, hình thành và phát triển nhân cách cho các cháu đồng thời rèn được những thói quen tốt trong đời sống hàng ngày, rèn tốt kỹ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức  kiểm tra thường xuyên, duyệt giáo án hàng tháng kịp thời để giúp đỡ những chị em yếu kém.
- Thực hiện thao giảng- dự giờ theo tháng và tổ chức nhiều tiết dạy mẫu, nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao kiến thức một cách linh hoạt  sáng tạo giờ lên lớp, giáo viên giỏi kèm giáo viên yếu để nâng lên độ đồng đều.
-  Phối hợp và quán triệt với  cha mẹ không cho trẻ 5 tuổi học trước chương trình lớp một.
- Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục, môi trường hoạt động cho trẻ, tăng cường tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm lý lứa tuổi và yêu cầu nội dung CSGD trẻ.
 - Thực hiện lồng ghép các nội dung giáo dục như: gíao dục an toàn giao thông; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục kỹ năng sống; giáo dục bảo vệ môi trường; Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả…
* Chỉ tiêu
 - 100%  giáo viên lên lớp không được dạy chay, tất cả các hoạt động  phải có đồ dùng dạy học, có đủ đồ chơi các góc của từng chủ đề, sử dụng hiệu quả.
- 100% trẻ trong đơn vị được thực hiện học chương trình GDMN Theo Thông tư 28.
- Lớp 5 tuổi đảm bảo tỷ lệ chuyên cần của trẻ đạt từ 97% trở lên.
- Mầm – Chồi đảm bảo tỷ lệ chuyên cần từ 94% trở lên.
- Tỷ lệ bé ngoan toàn trường đạt từ 94% trở lên.
- 100% các lớp thực hiện xây dựng trang trí môi trường bên trong và ngoài nhóm lớp nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
- Trẻ 5 tuổi tham gia hội thi Bé chuẩn bị vào lớp 1.
d). Kiểm định chất lượng GDMN và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.
- Duy trì và giữ vững danh hiệu trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 ban hành quy định về kiểm định chất lượng và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
- Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong đơn vị. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Hoàn tất cơ sở vật chất, các loại hồ sơ sổ sách trong đơn vị bố trí sắp xếp minh chứng theo 5 tiêu chuẩn. Phấn đấu đạt kiểm định chất lượng cấp độ 1 trở lên trong năm học 2018- 2019.
5. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi (TBDH-ĐDĐC)
- Tiếp tục tham mưu lãnh đạo đầu tư bổ sung thêm các ĐDĐC ngoài trời, phục vụ  cho các cháu vui chơi.
- Giám sát và kiểm tra thường xuyên các dụng cụ, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị trong đơn vị nhằm hạn chế khắc phục sửa chữa kịp thời tránh hư hỏng. Hàng năm thực hiện nghiêm túc sổ bàn giao tài sản giữa BGH và GV, mua sắm, bổ sung tài liệu học liệu đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình GDMN: không mua sắm chồng chéo, lãng phí kém hiệu quả. Cải tạo môi trường, bố trí sắp xếp các ĐDĐC ngoài trời, cây cảnh,…đảm bảo “An toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp”.
-  Tăng cường chỉ đạo việc thường xuyên tự làm ĐDDH-ĐC, sử dụng đa dạng, hiệu quả, thiết thực, tránh hình thức, khuyến khích trẻ tham gia trong quá trình làm đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động.
- Đảm bảo đủ bàn ghế cho trẻ học tập, sinh hoạt ăn - uống, đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ, đồ dùng vệ sinh nhóm/lớp. Thiết bị dạy học – đồ dùng đồ chơi tối thiểu theo quy định.
- Xây dựng bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ năm học 2018-2019, đảm bảo chi hoạt động giảng dạy, học tập, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Thực hiện nghiêm túc các khoản thu-chi trong năm học 2018-2019 theo Công văn số 1346/SGDĐT-KHTC ngày 8/8/2018 của Sở GD&ĐT và Công văn số 58/PGDĐT ngày 24/5/2018 của phòng GD&ĐT Dầu Tiếng về việc thực hiện các khoản thu chi năm học 2018-2019, đảm bảo sử dụng các khoản thu đúng mục đích, thực hiện đầy đủ, cụ thể kế hoạch thu-chi của từng khoản thu đến cha mẹ của trẻ đúng nguyên tắc thu đủ bù chi.
- Nghiêm túc các quy định về quy trình vận hành bếp một chiều, có đầy đủ đồ dùng phục vụ trẻ ăn bán trú, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định. Xử lý chất thải, phòng chống cháy nổ đảm bảo an toàn.
* Biện pháp:
- Tiếp tục rà soát, mua sắm ĐDĐC, thiết bị dạy học, ngân sách hoạt động chuyên môn. Đảm bảo số lượng, chất lượng, sử dụng có hiệu quả, luôn cân nhắc tránh trùng hợp, lãng phí.
- Nhà bếp: hàng ngày phải đảm bảo quy trình bếp 1 chiều phù hợp với thực tế tại đơn vị. Vệ sinh bếp, cống rãnh, sử dụng tiết kiệm điện nước, phòng chống cháy nổ.
- Phòng vệ sinh của trẻ: đủ số lượng, an toàn, sạch sẽ, thoáng mát tạo mảng xanh, có phân chia ranh giới năm nữ.
- Đẩy mạnh phong trào tự làm ĐDDH- ĐC cho các cháu. Tháng 1 bộ/1GV nhằm phục vụ cho công tác dạy và học.
- Bổ sung đồ chơi ngoài trời nhằm phát triển vận động cho trẻ từ nguyên liệu phế phẩm như: Vỏ xe đạp, các hộp nhựa làm thành bộ đi cà kheo hay các lon sữa to nhỏ tạo ra những chiếc xe đẩy cầm tay…
- Tiếp tục thực hiện kiểm tra việc ứng dụng phần mềm giáo dục Kidsmat- Happykids để nâng cao hiệu quả khai thác phần mềm ứng dụng thực tế tại đơn vị.
- CBGVNV trong đơn vị luôn phát huy hiệu quả các trang thiết bị được cấp, sử dụng hợp lý ứng dụng trong công tác thực hiện.
* Chỉ tiêu
- 100% CBGV biết bảo quản và sử dụng ĐDĐC trang thiết bị hiệu quả, có khả năng và biết ứng dụng CNTT trong  thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục góp phần đổi mới công tác quản lý giáo dục trẻ.
- 100%  các lớp tổ chức cho trẻ làm quen với phần mềm Kidsmat- Happykids.
     - 1 tháng 1 Khối đăng 1 bài thiết kế giáo án trên Websiet nhà trường.
     - Tham gia hội thi triển lãm đồ dùng đồ chơi
6. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 80/2017/NĐ ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.
- Tích cực tham mưu và có nhiều giải pháp phấn đấu đủ số lượng giáo viên theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDMN.
- Tiếp tục bồi dưỡng tập huấn đội ngũ giáo viên nâng cao đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, tình yêu thương và trách nhiệm bảo vệ trẻ; nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp.  Khuyến khích giáo viên tự học bồi dưỡng ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, chọn lọc các nguồn tài liệu học liệu trên mạng Internet.
* Biện pháp
- Đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đủ về số lượng, chất lượng.
- Vận động cán bộ giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Tiếp tục thực hiện tốt quy hoạch phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu về số lượng, đảm bảo về chất lượng CBQL, GVMN.
- Bồi dưỡng giáo viên về đổi mới phương pháp, kỹ năng nghề nghiệp bằng nhiều hình thức nhằm thực hiện Chương trình GDMN sau chỉnh sửa theo Thông tư 28; Thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” có chất lượng.
+ Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt tổ- khối chuyên môn trong  cơ sở GDMN bằng nhiều giải pháp tích cực như: Bồi dưỡng theo nhóm- tổ, với nội dung phù hợp điều kiện thực tế và năng lực của giáo viên, quan tâm phát triển năng lực từng cá nhân, khuyến khích khả năng sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin, giảm tải tối đa hồ sơ sổ sách mang tính hình thức, tránh gây áp lực cho giáo viên.
          + Bồi dưỡng giao lưu giữa trường bạn, loại hình trường với nhau; chủ động, linh hoạt về thời gian, lựa chọn nội dung trọng tâm, phù hợp điều kiện thực tế và năng lực của giáo viên.
- Tiếp tục triển khai thực hiện đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Phó hiệu trưởng và Chuẩn nghề nghiệp GVMN đã được Bộ GD&ĐT ban hành, từ đó xác định năng lực, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo chuẩn, phân loại, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, tạo điều kiện để đội ngũ chuyên tâm với nghề.
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách đối với đội ngũ CBGVNV theo quy định của Trung ương và của tỉnh, nhà trường luôn tích cực chăm lo thiết thực về đời sống vật chất và tinh thần , bảo vệ lợi ích chính đáng của CBVC trong đơn vị.
* Chỉ tiêu phấn đấu
 - 100% CBGVNV thực hiện tốt về đạo đức, tác phong nhà giáo; Chấp hành tốt quy chế chuyên môn, nội quy cơ quan.
 - 1/3  CBQL  đạt trình độ Trung cấp về lý luận chính trị.
 - Đạt GVDG  cấp trường từ 50% trở lên. Cấp Huyện 20% trở lên.
 - 100% CB, GV đạt chuẩn và trên chuẩn.
            - Xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên cuối năm đạt: Khá, Trong đó ít nhất 50% xếp loại Xuất sắc.
            - Mỗi giáo viên có 3-4 Hoạt động xếp loại Tốt/năm.

- 100% cấp dưỡng được bồi dưỡng kiến thức VSATTP.
- 19/21 CBGV hoàn thành chương trình BDTX ( 2GVdo  nghĩ hộ sản)
- 100% CBGV tham gia đầy đủ, đúng thành phần các lớp BDCM do Sở, Phòng GD tổ chức.
7. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục
- Thực hiện kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước về GDMN. Tăng cường quản lý các ở sở GDMN, nhóm trẻ gia đình ngoài công lập trên địa bàn.
- Quản lý chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL, GVMN đảm bảo nghiêm túc, thực chất, nhằm phát huy khả năng sáng tạo của đội ngũ trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý chăm sóc, giáo dục trẻ, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách đảm bảo đầy đủ, tinh gọn, khoa học, hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý tài chính, quy chế dân chủ, thực hiện 3 công khai theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở GDĐT thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Phối hợp thực hiện tốt công tác tự kiểm tra, kiểm tra nội bộ trong đơn vị. Tăng cường kiểm tra thường xuyên và đột xuất nhằm hỗ trợ, hướng dẫn đội ngũ thực hiện tốt chuyên môn nghiệp vụ và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
- Phối hợp cùng Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai thực hiện Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ, phát triển nhóm trẻ gia đình trên địa bàn.
* Biện pháp
- Thống nhất quản lý hồ sơ trong nhà trường theo văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT, ngày 24/12/2015 (Chương II  Điều 25 Điều lệ trường mầm non). Tổ chức đổi mới hình thức họp chuyên môn; Hội đồng Sư phạm nhà trường, trên cơ sở bồi dưỡng, nhận xét đánh giá, thảo luận tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu cùng nhau tiến bộ.
- Phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, giám sát nhóm gia đình “Ngọc Hương” trên địa bàn.
- Thực hiện phương thức quản lý và phong cách quản lý gắn với việc xác định trách nhiệm và nâng cao vai trò người đứng đầu trong đơn vị.
- Tạo bầu không khí thân thiện trong nhà trường giữa BGH và GV; giữa GV với GV; giữa GV với trẻ; giữa nhà trường và phụ huynh.        
- Tư vấn, hướng dẫn kịp thời các giải pháp khắc phục hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên.
- Phối hợp chặt chẽ, thống nhất các bộ phận trong đơn vị như: Công đoàn, đoàn thanh niên, tổ khối, trong quản lý chỉ đạo các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ giúp giáo viên, nhân viên, cấp dưỡng trong nhà trường làm việc có trách nhiệm- ý thức -tự nguyện tự giác, tránh đối phó.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế chuyên môn, thực hiện Chương trình và các quy định về GDMN. Đánh giá chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cuối năm học. Thực hiện nghiêm túc đúng quy trình về đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp GVMN và theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính phủ về phân loại, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo nghiêm túc, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng xuề xoà, cào bằng, chạy theo số lượng và thành tích.
- Thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý, lưu trữ và sử dụng hồ sơ, sổ sách trong nhà trường, hồ sơ sổ sách chuyên môn đảm bảo đầy đủ, tinh gọn, khoa học, hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc về quản lý tài chính, quy chế dân chủ, 3 công khai theo Thông tư Thông tư số 36/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2017 quý/lần.
  - Triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN.
* Chỉ tiêu cụ thể
- Kiểm tra toàn diện trên 30%: 6/19GV.
- Kiểm tra chuyên môn, chuyên đề trên 70%: 13/19GV.
- Kiểm tra hồ sơ sổ sách phó Hiệu trưởng, Giaó viên, hồ sơ sổ sách Kế toán, Y tế, hồ sơ sổ sách Bán trú, thu chi quý/lần.
- Kiểm tra VSATTP, tiếp phẩm, khâu chế biến của cấp dưỡng hàng ngày. Kiểm tra chế độ lưu mẫu thức ăn thường xuyên.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chất lượng trẻ, môi trường sư phạm 9/9 lớp.
- Đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, chuẩn Phó hiệu trưởng, Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên mầm non 1 năm một lần.
- Kiểm tra nhóm trẻ gia đình “Ngọc Hương” tại Ấp Thanh Tân, xã Thanh an, Dầu Tiếng, Bình Dương: 1tuần/1 lần.
8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GDMN
- Tiếp tục vận động, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, huy động các nguồn lực quan tâm hỗ trợ cho nhà trường đầu tư phát triển GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đáp ứng nhu cầu phụ huynh gởi trẻ đến trường, thực hiện chăm lo hỗ trợ đối với các em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho các em đến trường.
9. Tăng cường công tác truyền thông về GDMN
- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt sâu sắc đến CBGVNV trong đơn vị về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về đổi mới và phát tiển GDMN.
- Tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng bằng nhiều hình thức. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về GDMN; Luật trẻ em, về quyền trẻ em cho các bậc cha mẹ và cộng đồng.
- Nhà trường thực hiện góc “Nêu gương” để biểu dương những tấm gương điển hình CBGVNV có thành tích trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. “Tri ân” gương người tốt việc tốt đã cống hiến, hỗ trợ để phát triển GDMN cho nhà trường.
III.  CHỈ TIÊU THI ĐUA
 - 100%% CBGVNV Hoàn thành nhiệm vụ, Trong đó 70- 80% trở lên đạt LĐTT khen các cấp cuối năm.
  •  Đơn vị đạt: Công nhận đơn vị lao động xuất sắc UBND tỉnh khen.
  • 100% (34/34) CBGVNV đạt gia đình văn hóa - gia đình học tập.
  • Đơn vị đạt đơn vị văn hóa - đơn vị học tập.
  • 50% trở lên đạt GV giỏi cấp cơ sở (8/16 GV) .
  • 20% trở lên đạt GV giỏi cấp huyện (2GV).
  • Thấn đấu tham gia hội thi giáo viên giỏi Võ Minh Đức cấp tỉnh.
  • Bé 5 tuổi tham gia Hội thi “nét cọ tuổi thơ”.
  • Tham gia triển lãm đồ dùng đồ chơi cấp huyện
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  •  BGH phối hợp ban ngành đoàn thể nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2018-2019.
  •  Quán triệt kế hoạch năm học để CBGVNV nhận biết cụ thể hóa.
  •  Thường xuyên kiểm tra đánh giá mức độ thực hiện để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Trên đây là kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019 của đơn vị trường Mầm non Thanh An./.
 
Nơi nhận:
- Phòng GD-MN;
- Website nhà trường;
- Lưu: VT.
               HIỆU TRƯỞNG




                 Trần Thanh Huệ

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Sữa 
- Soup nui

Bữa trưa:

- Cơm
- Thịt xào bông cải
- Canh: Cá nấu ngót
- Nước tắc

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Bánh mì sandwich,hột gà

Văn bản mới

702/SGDĐT-GDTrHTX

Ngày ban hành: 02/04/2024. Trích yếu: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương thông báo công khai danh sách các trung tâm ngoại ngữ, tin học, cơ sở giáo dục kỹ năng sống trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được cấp phép theo thẩm quyền.

Ngày ban hành: 02/04/2024

KH số 37/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 21/06/2024. Trích yếu: Tuyển sinh MN

Ngày ban hành: 21/06/2024

QĐ số 66/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: Công nhận BDTX THCS

Ngày ban hành: 12/06/2024

QĐ số 65/QĐ-PGDĐT

Ngày ban hành: 12/06/2024. Trích yếu: công nhận BDTX MN

Ngày ban hành: 12/06/2024

CV số 112/PGDĐT-GDTH

Ngày ban hành: 03/06/2024. Trích yếu: Tổ chức giữ trẻ ...

Ngày ban hành: 03/06/2024

CV số 104/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 29/05/2024. Trích yếu: giữ trẻ trong hè

Ngày ban hành: 29/05/2024

KH số 34/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Ngày thứ 7 văn minh

Ngày ban hành: 27/05/2024

KH số 33/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: tuyển sinh lớp 1

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 100/PGDĐT-TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024. Trích yếu: Hướng dẫn xét TĐKT

Ngày ban hành: 27/05/2024

CV số 99/PGDĐT-TH

Ngày ban hành: 23/05/2024. Trích yếu: Triển khai chương trình GD kỹ năng sống

Ngày ban hành: 23/05/2024

Video Clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

banner1
Banner 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi