KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 NĂM HỌC 2020-2021

Thứ sáu - 19/02/2021 13:34
PHÒNG GDĐT DẦU TIẾNG         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
   TRƯỜNG MN THANH AN                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
     
     Số: 04/KH-MNTA                        Thanh  An, ngày 15 tháng 02 năm 2021

 
KẾ HOẠCH
Về việc phòng, chống dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường Mầm non Thanh An
Năm học 2020-2021


Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra;
Căn cứ Kế hoạch số 10/KH-PGDĐT ngày 09/02/2021của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc phòng, chống với dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các trường học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị. Nay trường Mầm non Thanh An xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh; chủ động ứng phó có hiệu quả nhất góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe CB GVNV, học sinh trong nhà trường.
Toàn thể CBGV NV nhà trường quán triệt, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của ngành, của tỉnh, UBND huyện, xã về công tác phòng, chống dịch, phải coi việc phòng, chống dịch như “chống giặc”; chủ động xây dựng các tình huống và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra với quyết tâm cao nhất; báo cáo thông tin đầy đủ kịp thời về diễn biến dịch bệnh, không để phụ huynh hoang mang lo lắng ảnh hưởng xấu tới các hoạt động của nhà trường.
Phát hiện sớm trường hợp có biểu hiện mắc bệnh báo cáo với các cấp để có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch bệnh lây lan.
2. Yêu cầu
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về kết quả xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bệnh Covid-19 tại đơn vị; quán triệt nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh, Phòng GD&ĐT huyện Dầu Tiếng về công tác phòng, chống dịch bệnh; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án các tình huống và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi có dịch xảy ra; đảm bảo thông tin đầy đủ kịp thời về diễn biến dịch bệnh, không để cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh hoang mang lo lắng ảnh hưởng xấu tới tâm lý, hoạt động học tập của nhà trường và sinh hoạt của cộng đồng.
II. NỘI DUNG
  1. Công tác thông tin, truyền thông
 Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra;
Kế hoạch số 10/KH-PGDĐT ngày 09/02/2021của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Dầu Tiếng về việc phòng, chống với dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các trường học trên địa bàn huyện Dầu Tiếng;
Kế hoạch số 04/KH-MNTA  ngày 15/02/2021của TrưỜNG Mầm non Thanh An về việc phòng, chống với dịch Covid-19 và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong trường học;
Phối hợp với các ngành chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền giáo dục CB GV NV, học sinh và cha mẹ học sinh về nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid – 19 và dịch bệnh mùa đông xuân.
Đa dạng hóa hình thức tuyên truyền giáo dục, thông tin truyền thông thông qua các phương tiện thông tin của nhà trường (Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, bản tin, nhóm Zalo của các lớp học, điện thoại của cha mẹ học sinh); tổ chức các hội nghị, tập huấn, các cuộc họp, sự kiện truyền thông về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống bệnh Covid-19 và dịch bệnh mùa đông xuân trong các nhà trường.
  1. Công tác chuẩn bị của nhà trường để đón học sinh đi học trở lại
    1. Trước khi học sinh quay lại trường
Tiếp tục tham mưu trung tâm y tế huyện phun xịt khử trùng tất cả các phòng học, phòng chức năng, đồ dùng đồ chơi các lớp…trường. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tổng vệ sinh trường lớp đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn, bao gồm: môi trường xung quanh, các vật dụng thường xuyên cầm nắm, như tay nắm cửa, bàn ghế; phòng học, nhà vệ sinh và các phòng chức năng; đồ dùng dạy học, đồ chơi của trẻ, bảo đảm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm từ môi trường, lớp học và các phương tiện được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy và học.
Nhà trường cũng đã lên kế hoạch kinh phí làm mới 02 bảng 6 bước rửa tay cho các bé trước cổng trường, mua thêm nước rửa tay khô và xà phòng, khăn giấy, khẩu trang…có đủ nước sạch, nước sát khuẩn và xà phòng diệt khuẩn để cho các bé thường xuyên rửa tay sạch sẽ.
    1. Khi học sinh đi học trở lại và đến trường
Thực hiện đón trả trẻ tại cổng trường ( theo KH của nhà trường, phân công cụ thể cho từng thành viên)
Đo thân nhiệt và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, nước rửa tay khô và thực hiện đón trẻ giản cách theo quy định của bộ y tế.
Trước cửa phòng học, nhà vệ sinh, nhà ăn; có lịch vệ sinh treo tại các lớp và tăng cường kiểm tra, nhắc nhở giáo viên cho học sinh rửa tay thường xuyên.
Tập huấn cho giáo viên, CBGVNV nhà trường quy định phòng chống dịch; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng, các bộ phận trong nhà trường; nhiệm vụ của giáo viên phải thường xuyên theo dõi, giám sát và hướng dẫn học sinh các kĩ năng phòng chống dịch.
Tiếp tục tuyên truyền, chống dịch bệnh trong nhà trường bằng cách in các pano, áp phích treo những nơi dễ nhìn và có nhiều người qua lại, in quy trình rửa tay để trước các vòi nước; dùng tài liệu, clip của Bộ Y tế giới thiệu công tác phòng, chống dịch bệnh để tuyên truyền tới tất cả CBGVNV và học sinh trong toàn trường.
Nếu trẻ có biểu hiện: Ho, sốt, đau họng, khó thở…không được đến trường. Nếu trong quá trình trẻ đang đi học tại trường mà có các biểu hiện trên GV phải đưa trẻ đến Phòng y tế dự phòng của nhà trường hoặc trạm y tế xã để được kiểm tra sức khoẻ.
    1.  Kết thúc sau mỗi ngày trẻ đi học
GV cho trẻ rửa tay, đeo khẩu trang từ trường về đến nhà. Thực hiện giản cách trong khi trả trẻ cũng như trong giờ học tại nhóm lớp.
2.4. Chuẩn bị của nhà trường khi có học sinh bán trú
Toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên thực hiện tẩy rửa sạch sẽ, vệ sinh khuôn viên trường, lớp chuẩn bị đón các cháu quay trở lại trường sau thời gian nghĩ phòng dịch.
100% ĐDVS cá nhân trẻ phải được vệ sinh hàng ngày, tuyệt đối không cho trẻ dùng chung các đồ dùng vật dụng như: gối, ca, cốc, khăn mặt…
Hợp đồng với những đơn vị uy tín, địa chỉ rõ ràng để cung cấp thực phẩm cho bếp ăn và cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng ngày khi giao nhận thực phẩm phải có sự kiểm tra của nhà trường.
Công tác nấu ăn cho trẻ phải thực hiện đúng quy trình về đảm bảo vệ sinh từ khâu sơ chế đến khâu chế biến theo quy trình 1 chiều. Tổ chức ăn đúng quy định, quy trình, hợp vệ sinh tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Phòng ngủ của trẻ đảm bảo vệ sinh, thông thoáng, sạch sẽ hàng ngày.
Thông báo chi tiết cụ thể quy trình phòng chống dịch bệnh của nhà trường đối với việc tổ chức bán trú trên các trang mạng Zalo, trang Websiter nhà trường để phụ huynh giám sát theo dõi an tâm khi đưa trẻ đến trường.
3. Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh
Giáo viên có trách nhiệm phối hợp với gia đình học sinh hướng dẫn trẻ thực hành hàng ngày các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cụ thể: thường xuyên xúc miệng bằng nước muối pha loãng, tập thể dục, rèn luyện thói quen rửa tay thường xuyên đúng lúc, đúng cách; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
Hướng dẫn phụ huynh đo thân nhiệt cho trẻ. Nếu có ho và sốt, khó thở thì chủ động cho trẻ nghỉ học và theo dõi sức khỏe tại nhà. Học sinh không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
CBGVNV nhà trường tự đo thân nhiệt, nếu có sốt và ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và đến cơ sở y tế để khám và điều trị. CBGVNV không được đến trường nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.
Bảo vệ nhà trường kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khuôn viên nhà trường (bao gồm giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh, khách); thực hiện việc giao, nhận trẻ tại cổng trường; có biện pháp phù hợp, hạn chế không cho người có biểu hiện sức khỏe không bình thường vào trường.
  1. Các biện pháp phòng, Xử trí trường hợp sốt, ho, khó thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học
4.1.  Đối với nhà trường
Trước khi học sinh đến trường, gia đình kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, nhà trường đo thân nhiệt trước lúc trẻ vào lớp ở cổng trường, không cho học sinh đến trường khi có biểu hiện không bình thường về sức khỏe. Khi học tập ở trường giáo viên thường xuyên hướng dẫn học sinh rửa tay bằng nước sạch và xà phòng tại các thời điểm: trước khi vào lớp học, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, sử dụng sách vở dùng chung (theo lịch vệ sinh treo từng lớp); che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp, không dùng chung các đồ dùng cá nhân như ca, cốc, tô ,muỗng, gối chăn…Giáo viên kịp thời báo với ban giám hiệu nhà trường nếu phát hiện có trẻ không bình thường về sức khỏe để có biện pháp xử lý.


Đảm bảo đủ nước uống vệ sinh, mỗi học sinh có một ca uống nước dùng riêng được hấp sấy hàng ngày. Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong nhà trường. Tăng cường thông khí tại các lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng các thiết bị điện.
Mỗi ngày một lần sau khi kết thúc buổi học, các lớp duy trì thực hiện vệ sinh trường, lớp học theo đúng quy định; kiểm tra, bổ sung xà phòng, nước sát khuẩn và các vật dụng cần thiết khác cho các buổi học tiếp theo. Bố trí đủ thùng đựng rác thải có nắp đậy kín và thu gom xử lý hàng ngày.
Hàng ngày, trong giờ đón trẻ giáo viên đón trẻ ngoài cổng phải trao đổi phụ huynh về tình trạng sức khỏe của trẻ, đồng thời quan sát theo dõi hoạt động của trẻ trong ngày, nếu phát hiện trẻ có biểu hiện về sức khỏe thì phải:
Tiến hành cách ly
Bước 1: GV đưa trẻ xuống phòng y tế dự phòng của nhà trường để kiểm tra và theo dõi.
Bước 2: GV báo ngay với cha mẹ trẻ và y tế địa phương để thực hiện cách ly và điều trị dịch tễ.
Bước 3: CB y tế nhà trường đeo khẩu trang và thực hiện cấp phát khẩu trang cho người nghi ngờ và hướng dẫn đeo đúng cách.
Bước 4: Cán bộ y tế nhà trường có trách nhiệm đưa người nghi ngờ đến khu vực cách lý
Bước 5: Cán bộ y tế nhà trường có trách nhiệm khai thác tiền sử tiếp xúc dịch của người nghi ngờ, mời cha mẹ trẻ đến trường đẻ khai thác tiền xử và phối hợp để thực hiện biện pháp cách ly.
CBGVNV nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở:
Thì đến trạm y tế của địa phương để được kiểm tra và theo dõi, thực hiện cách li. đồng thời cung cấp khẩu trang và hướng dẫn đeo khẩu trang đúng cách cho CBGVNV nhà trường nêu trên.
Trong thời gian Việt Nam chưa công bố hết dịch, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung, hoạt động trải nghiệm, không tụ tập đông người.
III. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN TOÀN PHÒNG CHỐNG DỊCH TRONG TRƯỜNG HỌC
Thực hiện triển khai nghiêm túc 15 tiêu chí đến toàn thể CBGVNV.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc 15 tiêu chí chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch trong trường học.
Hướng dẫn đến toàn thể CBGVNV đánh giá 15 tiêu chí. ( đạt, không đạt).
IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hiệu trưởng nhà trường
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19, cụ thể hóa xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi trẻ đi học trở lại trường;  Rà soát bổ sung cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị y tế cần thiết. Phân công, phân nhiệm rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng người, từng bộ phận trong nhà trường; tổ chức các cuộc họp, tập huấn, hướng dẫn CBGVNV trong nhà trường,triển khai nhiệm vụ phòng, chống dịch khi có học sinh đi học trở lại trường. Chủ động tham mưu đề xuất với cấp trên các giải pháp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn ra.
Chủ động liên hệ trung tâm y tế huyện phun xịt khử trùng toàn trường sau khi trẻ đi học trở lại.
2. Phó hiệu trưởng
Tăng cường công tác tuyên truyền, cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và cách phòng tránh; về công tác chỉ đạo và kết quả phòng, chống dịch bệnh qua các phương tiện thông tin của nhà trường (Trang thông tin điện tử, mạng xã hội, gmail nhóm của trường, bản tin, tại các lớp học ...).
Quản lí chặt chẽ công tác bán trú, kiểm tra đôn đốc các giáo viên thực hiện vệ sinh phòng lớp, đồ dùng ca cốc, khăn mặt đúng theo lịch vệ sinh. Phối hợp với ngành y tế địa phương thực hiện phun hóa chất khử trùng vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh.
Chỉ đạo giáo viên lau dọn, sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng.
Thường xuyên kiểm tra công tác giáo viên rèn kỹ năng tự phục vụ như rửa tay thường xuyên trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Triển khai các văn bản chỉ đạo, các thông tin về dịch bệnh tới toàn thể CBGVNV nhà trường.
3. Giáo viên
Thường xuyên tổng vệ sinh lớp luôn gọn gàng, sạch sẽ.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi thân nhiệt của các bé trong ngày.
Nếu trẻ sốt ho, phải báo liền với nhà trường, sau đó báo cho phụ huynh trẻ đến đón trẻ về khám bệnh kịp thời.
Vệ sinh các lapapo luôn sạch sẽ, mềm mùng nệm gối của các cháu luôn sạch sẽ và gọn gàng ngăn nắp.
Tiếp tục hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, tổ chức các hoạt động vệ sinh môi trường tại trường học, tuân thủ việc ăn chín, uống chín,…)
Quét mạng nhện thường xuyên, lau cửa kiếng, tay cầm nắm của trẻ thường xuyên tiếp xúc.
Mở cửa lớp học thông thoáng.
Giáo viên thay nhau đón trẻ trước cổng trường, chờ nhân viên y tế đo thân nhiệt cho trẻ rửa tay với dung dịch sát khuẩn rồi sau đó mới dẫn trẻ vào lớp.
4. Nhân viên y tế
Thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh các lớp.
Kiểm tra sức khỏe cho học sinh phải sử dụng bao tay y tế, khẩu trang, trang phục y tế; thường xuyên sát khuẩn để tránh lây nhiễm.
Theo dõi và quản lý tốt sức khỏe học sinh, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Khi có hiện tượng bất thường hoặc dịch bệnh xảy ra cần thông báo ngay cho cơ quan y tế để được khám, điều trị kịp thời. Kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.
Kiểm tra theo dõi thân nhiệt của trẻ trước cổng trường sau đó mới cho trẻ vào trường.
5. Bảo vệ:
Trực cổng trường hỗ trợ nhân viên y tế ổn định trẻ để kiểm tra thân nhiệt của trẻ trước khi cho trẻ vào lớp.
Thường xuyên cắt tỉa cây cảnh luôn gọn gàng, tưới hoa kiểng thường xuyên tránh gây bụi bẩn.
Thường xuyên lau đồ chơi ngoài trời luôn sạch sẽ.
6. Kế toán
Hỗ trợ nhân viên y tế trong công tác đón trẻ để kiểm tra tình hình sức khỏe, kiểm tra thân nhiệt của trẻ trước cổng trường.
Tiếp tục lên kinh phí mua đồ dùng phục vụ cho y tế kiểm tra sức khỏe của trẻ (nước rửa tay khô, xà phòng, khẩu trang y tế, găng tay y tế, làm mới 2 biểu 6 bước rữa tay…)
7. Nhân viên phục vụ
Thường xuyên tổng vệ sinh lau chùi sạch sẽ đồ dùng các phòng chức năng, đồ chơi ngoài trời.
Lau các cửa kiếng, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, khô ráo.
Vệ sinh khu văn phòng luôn sạch sẽ
8. Cấp dưỡng
Luôn đảm bảo quy tắc bếp một chiều, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
Xây dựng thực đơn tăng cường sức đề kháng cho các cháu như nước cam, chanh, rau, củ…
Nhà bếp luôn gọn gàng, sạch sẽ đảm bảo vệ sinh.
Các dụng cụ nhà bếp luôn được trụng nước sôi để diệt khuẩn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV, nghiêm túc triển khai các giải pháp trong kế hoạch này đến toàn thể phụ huynh học sinh trong nhà trường.
Trên đây là Kế  hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và công tác chuẩn bị đón trẻ vào trường học trở lại của Trường Mầm non Thanh An./.

Nơi nhận:                                                                       HIỆU TRƯỞNG
- Ban Chỉ đạo cấp xã;                                                                                      (đã ký)
- Phòng GDĐT Dầu Tiếng;
- Các thành viên trong trường;                                                                                         
- Lưu: VT.                                                                    
                                                                                      Trần Thanh Huệ
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thực đơn

Bữa sáng:

- Mì thập cẩm
-  Sữa

Bữa trưa:

- Cơm
- Đậu hũ nhồi thịt,sốt cà
- Canh: Bầu nấu tôm tươi
- Thanh long

Bữa xế:

- yaourt

Bữa chiều:

- Cháo gấc phô mai

Văn bản mới

CV số 77/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: bảo đảm an toàn thông tin...

Ngày ban hành: 24/04/2024

KHPH số 109/KHPH-CAH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: kế hoạch phối hợp ...

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 75/PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc TP

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 24/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019

Ngày ban hành: 24/04/2024

KH số 23/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 24/04/2024. Trích yếu: thực hiện CT 31

Ngày ban hành: 24/04/2024

CV số 74/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 22/04/2024. Trích yếu: hướng dẫn báo cáo tổng kết GDMN năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 22/04/2024

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 64/PGDĐT-MN

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: an toàn cho trẻ MN

Ngày ban hành: 17/04/2024

Video Clips

Album ảnh

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

banner1
Banner 2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi